Câu hỏi:
Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. a2 = b2 + c2 + 2bcsinA;
B. a2 = b2 + c2 – 2bccosA;
Đáp án chính xác
C. a2 = b2 + c2 – 2acsinA;
D. a2 = b2 + c2 + 2abcosA.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Định lí côsin:
Trong tam giác ABC: a2 = b2 + c2 – 2bccosA.
Vậy đáp án đúng là B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là mệnh đề?
Câu hỏi:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là mệnh đề?
A. 2 là số nguyên âm;
B. Bạn có thích học môn Toán không?;
Đáp án chính xác
C. 13 là số nguyên tố;
D. Số 15 chia hết cho 2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phát biểu “Bạn có thích học môn Toán không?” là một câu hỏi, không khẳng định tính đúng sai nên đây không phải mệnh đề.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là con của tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5}?
Câu hỏi:
Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là con của tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5}?
A. A1 = {1; 6};
B. A2 = {0; 1; 3};
C. A3 = {4; 5};
Đáp án chính xác
D. A4 = {0}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Tập con của tập hợp A là tập hợp gồm các phần tử đều là phần tử của tập hợp A.
Tập A1 = {1; 6} không là tập con của tập A vì 6 ∉ A.
Tập A2 = {0; 1; 3} không là tập con của tập A vì 0 ∉ A.
Tập A3 = {4; 5} là tập con của tập A vì 4 ∈ A, 5 ∈ A.
Tập A4 = {0} không là tập con của tập A vì 0 ∉ A.
Vậy chỉ có tập A3 là tập con của tập A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các tập hợp A = {x ∈ ℝ | – 5 ≤ x < 1} và B = {x ∈ ℝ | – 3 < x ≤ 3}. Tìm tập hợp A ∪ B.
Câu hỏi:
Cho các tập hợp A = {x ∈ ℝ | – 5 ≤ x < 1} và B = {x ∈ ℝ | – 3 < x ≤ 3}. Tìm tập hợp A ∪ B.
A. A ∪ B = [– 5; 1);
B. A ∪ B = [– 5; 3];
Đáp án chính xác
C. A ∪ B = (– 3; 1);
D. A ∪ B = (– 3; 3].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ta có: A = {x ∈ ℝ | – 5 ≤ x < 1} = [– 5; 1)
Và B = {x ∈ ℝ | – 3 < x ≤ 3} = (– 3; 3].
Do đó, A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = [– 5; 3].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nửa mặt phẳng không bị gạch chéo ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?
Câu hỏi:
Nửa mặt phẳng không bị gạch chéo ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?
A. x + 2y > 1;
B. 2x + y > 1;
Đáp án chính xác
C. 2x + y < 1;
D. 2x – y > 1.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Giả sử đường thẳng d có phương trình: y = ax + b.
Từ hình vẽ ta thấy, đường thẳng d đi qua hai điểm có tọa độ (0; 1) và (0,5; 0).
Khi đó ta có hệ =>.
Do đó, d: y = – 2x + 1 hay d: 2x + y = 1.
Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d, ta thấy 2 . 0 + 0 = 0 < 1 và nửa mặt phẳng không bị gạch chéo không chứa điểm O.
Vậy nửa mặt phẳng không bị gạch chéo ở hình đã cho là miền nghiệm của bất phương trình 2x + y > 1.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các cặp số sau, cặp nào không là nghiệm của hệ bất phương trình x+y-2≤02x-3y+2>0?
Câu hỏi:
Trong các cặp số sau, cặp nào không là nghiệm của hệ bất phương trình ?
A. (0; 0);
B. (1; 1);
C. (– 1; 1);
Đáp án chính xác
D. (– 1; – 1).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thay lần lượt các cặp số vào hệ bất phương trình ta thấy chỉ có cặp số (– 1; 1) không thỏa mãn, do cặp số này không thỏa mãn bất phương trình thứ hai của hệ (2 . (– 1) – 3 . 1 + 2 = – 3 < 0).
Vậy trong các cặp số đã cho, cặp số (– 1; 1) không là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====