Câu hỏi:
Cho A là tập hợp tùy ý. Hãy điền kí hiệu tập hợp thích hợp vào chỗ chấm.
A \ A = …;
Trả lời:
A \ A = {x | x ∈ A và x ∉ A} = ∅.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {a; b; c; d}, B = {a; c; e};
Câu hỏi:
Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {a; b; c; d}, B = {a; c; e};Trả lời:
Ta có: A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}
Các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B là: a; c.
Do đó A ∩ B = {a; c}.
Ta có: A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}
Các phần tử thuộc A hoặc thuộc B là: a; b; c; d; e.
Do đó A ∪ B = {a; b; c; d; e},
Ta có: A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B}
Các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B là: b; d.
Do đó A \ B = {b; d}.
Ta có: B \ A = {x | x ∈ B và x ∉ A}
Phần tử thuộc B nhưng không thuộc A là: e.
Do đó, B \ A = {e}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {x | x2 – 5x – 6 = 0}, B = {x | x2 = 1};
Câu hỏi:
Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {x | x2 – 5x – 6 = 0}, B = {x | x2 = 1};Trả lời:
Giải phương trình x2 – 5x – 6 = 0.
Ta có: x2 – 5x – 6 = 0
⇔ x2 + x – 6x – 6 = 0
⇔ x(x + 1) – 6(x + 1) = 0
⇔ (x – 6)(x + 1) = 0
⇔ x = 6 hoặc x = – 1.
Do đó, A = {– 1; 6}.
Ta có: x2 = 1 ⇔ x = 1 hoặc x = – 1.
Do đó, B = {– 1; 1}.
Vậy A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B} = {– 1};
A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = {– 1; 1; 6};
A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B} = {6};
B \ A = {x | x ∈ B và x ∉ A} = {1}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {x ∈ ℕ | x là số lẻ, x < 8}, B = {x ∈ ℕ | x là các ước của 12}.
Câu hỏi:
Xác định A ∩ B, A ∪ B, A \ B, B \ A trong trường hợp sau:
A = {x ∈ ℕ | x là số lẻ, x < 8}, B = {x ∈ ℕ | x là các ước của 12}.Trả lời:
Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 8 là: 1; 3; 5; 7. Do đó, A = {1; 3; 5; 7}.
Các số tự nhiên là ước của 12 là: 1; 2; 3; 4; 6; 12. Do đó, B = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Vậy A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B} = {1; 3};
A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 12};
A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B} = {5; 7};
B \ A = {x | x ∈ B và x ∉ A} = {2; 4; 6; 12}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hai tập hợp A = {(x; y) | 3x – 2y = 11}, B = {(x ; y) | 2x + 3y = 3}. Hãy xác định tập hợp A ∩ B.
Câu hỏi:
Cho hai tập hợp A = {(x; y) | 3x – 2y = 11}, B = {(x ; y) | 2x + 3y = 3}. Hãy xác định tập hợp A ∩ B.
Trả lời:
Ta thấy (x; y) ∈ A ∩ B khi (x; y) là nghiệm của hệ phương trình:
Nhân hai vế của (1) với 3, nhân hai vế của (2) với 2,
ta được hệ phương trình
Cộng vế với vế hai phương trình của hệ này, ta được 13x = 39 hay x = 3.
Thay x = 3 vào (1) ta được 3 . 3 – 2y = 11, suy ra y = – 1.
Do đó, hệ phương trình (I) có một nghiệm là (3; – 1).
Vậy A ∩ B = {(3; – 1)}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho các tập hợp A = {1; 3; 5; 7; 9}, B = {1; 2; 3; 4}, C = {3; 4; 5; 6}. Hãy xác định tập hợp: (A ∪ B) ∩ C
Câu hỏi:
Cho các tập hợp A = {1; 3; 5; 7; 9}, B = {1; 2; 3; 4}, C = {3; 4; 5; 6}. Hãy xác định tập hợp: (A ∪ B) ∩ C
Trả lời:
Ta có: A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B} = {1; 2; 3; 4; 5; 7; 9}.
Do đó, (A ∪ B) ∩ C = {x | x ∈ (A ∪ B) và x ∈ C} = {3; 4; 5}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====