Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) có đáp án – Toán lớp 7:
TRẮC NGHIỆM TOÁN 7
Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
Bài 1: Đồ thị hàm số y = -4x nằm ở những góc phần tư nào của hệ trục tọa độ?
A. (I); (II) B. (II); (IV) C. (I); (III) D. (III); (IV)
Lời giải
Ta có đồ thị hàm số y = -4x là đường thẳng đi qua hai điểm O(0, 0); A(-1, 4) như hình vẽ
Nên đồ thị hàm số y = -4x thuộc góc phần tư thứ hai và thứ tư
Chọn đáp án B
Bài 2: Cho đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường thẳng OM trên hình vẽ. Khi đó hệ số a bằng
Lời giải
Từ đồ thị hàm số ta thấy điểm M(2, 5) thuộc đồ thị hàm số nên ta thay x = 2; y = 5 vào hàm số y = ax (a ≠ 0) ta được 5 = a.2 ⇒ a = 5/2 (TM)
Vậy a = 5/2
Chọn đáp án B
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường thẳng OA với điểm A(-1, -3). Hãy xác định công thức của đồ thị hàm số trên
Lời giải
Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường thẳng OA với điểm A(-1, -3) do đó khi x = -1 thì y = -3
Nên ta có -3 = a.(-1) ⇒ a = 3 (TM)
Công thức của hàm số đã cho là y = 3x
Chọn đáp án D
Bài 4: Cho hình vẽ sau
Đường thẳng là đồ thị hàm số nào dưới đây
Lời giải
Ta gọi hàm số cần tìm là y = ax (a ≠ 0).
Dựa vào hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số đi qua điểm ( 2; -1)
Khi đó x = 2; y = -1 thay vào y = ax ta được -1 = a.2 ⇒ a = -1/2 (TM)
Nên y = -0,5x
Chọn đáp án B
Bài 5: Đồ thị của hàm số y = (1/5)x là đường thẳng OA với O(0, 0) và:
A. A(1, 5) B. A(-1, -5) C. A(5, 1) D. A(-5, 1)
Lời giải
Ta thấy A(5, 1) thỏa mãn hàm số y = (1/5)x vì 1 = (1/5).5 ⇔ 1 = 1 (luôn đúng)
Nên đồ thị của hàm số y = (1/5)x đi qua điểm A(5, 1)
Chọn đáp án C
Bài 6: Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là:
A. Một đường thẳng
B. Đi qua gốc tọa độ
C. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. Một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ
Lời giải
Theo định nghĩa đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
Chọn đáp án C
Bài 7: Điểm thuộc đồ thị hàm số y = -2x là:
A. M(-2; -2) B. N(1; 4) C. P(-1; -2) D. Q(-1; 2)
Lời giải
Thay các điểm M, N, P vào hàm số đều không thỏa mãn, chỉ có điểm Q(-1; 2) thỏa mãn vì 2 = -2.(-1)
Chọn đáp án D
Bài 8: Đồ thị hàm số y = -5x không đi qua điểm
A. M(1; 5) B. N(-2; 10) C. P(-1; 5) D. Q(2; -10)
Lời giải
Thay điểm M(1; 5) vào hàm số y = -5x ta thấy 5 ≠ 1.(-5) = -5 nên đồ thị hàm số y = -5x không đi qua điểm M(1; 5)
Chọn đáp án A
Bài 9: Điểm B(-2; 6) không thuộc đồ thị hàm số
A. y = -3x B. y = x + 8 C. y = 4 – x D. y = x2
Lời giải
Ta thấy 6 ≠ (-2)2 = 4 nên điểm B(-2; 6) không thuộc đồ thị hàm số y = x2
Chọn đáp án D
Bài 10: Cho hàm số .Trong các điểm A(1, 2); B(2, 10); C(-2, 10); D(-1/5, -1) có bao nhiêu điểm thuộc đồ thị hàm số y = 5x
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Lời giải
Đặt y = f(x) = 5x
Xét A(1; 2) có x = 1; y = 2. Khi đó f(1) = 5.1 = 5 ≠ 2 tức 2 ≠ f(1)
Vậy điểm A không thuộc đồ thị hàm số y = 5x
Xét điểm B(2; 10) có x = 2; y = 10. Khi đó f(2) = 5.2 = 10 tức là 10 = f(2)
Vậy điểm B thuộc đồ thị hàm số y = 5x
Tương tự ta có f(-2) = -10 ≠ 10; f(-1/5) = -1 nên C không thuộc đồ thị, điểm D thuộc đồ thị trên
Vậy có hai điểm thuộc đồ thị hàm số y = 5x là điểm B(2; 10) và D(-1/5; -1)
Chọn đáp án A
Xem thêm