Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Giải trang 81 Tập 2
Bài 1 trang 81 Tập 2: Một hộp có 5 quả bóng màu xanh và 4 quả bóng màu đỏ. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc hai bóng từ hộp, thấy chúng đều có màu đỏ. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?
A: “Có ít nhất 1 bóng màu đỏ trong hai bóng lấy ra”;
B: “Có ít nhất 1 bóng màu xanh trong hai bóng lấy ra”;
C: “Không có bóng nào màu xanh trong hai bóng lấy ra”.
Lời giải:
Vì khi lấy ngẫu nhiên 2 quả từ hộp thì thấy chúng đều có màu đỏ nên:
• Có ít nhất 1 quả bóng màu đỏ, do đó biến cố A xảy ra;
• Không có quả bóng màu xanh nào trong hai quả bóng được lấy ra, do đó biến cố B không xảy ra, biến cố C xảy ra.
Vậy biến cố A và C xảy ra, biến cố B không xảy ra.
Bài 2 trang 81 Tập 2: Gieo một con xúc xắc. Viết tập hợp các kết quả làm cho mỗi biến cố sau xảy ra:
A: “Gieo được mặt có số chấm là số chẵn”;
B: “Gieo được mặt có số chấm là số nguyên tố”;
C: “Mặt bị úp xuống có 6 chấm”.
Lời giải:
Con xúc xắc có số chấm ở 6 mặt như sau: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
• Số chấm hiện trên mặt xúc xắc là số chẵn là: 2; 4; 6.
Do đó tập hợp các kết quả làm cho biến cố A:“Gieo được mặt có số chấm là số chẵn” xảy ra là: A = {2; 4; 6};
• Số chấm hiện trên mặt xúc xắc là số nguyên tố là: 2; 3; 5.
Do đó tập hợp các kết quả làm cho biến cố B:“Gieo được mặt có số chấm là số nguyên tố” xảy ra là: B = {2; 3; 5};
•Do tổng số chấm ở 2 mặt đối diện của con xúc xắc luôn bằng 7 nên mặt bị úp xuống có 6 chấm thì mặt đối diện ở bên trên sẽ là 1 chấm.
Khi đó tập hợp các kết quả làm cho biến cố C: “Mặt bị úp xuống có 6 chấm” xảy ra là: C = {1}.
Bài 3 trang 81 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc 6 mặt cân đối. Viết tập hợp các kết quả làm cho mỗi biến cố sau xảy ra:
A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 4”;
B: “Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm”;
C: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 10”.
Lời giải:
Con xúc xắc có số chấm ở 6 mặt như sau: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm (với i, j ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6}).
+ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 4 thì: i + j = 4.
Do đó tập hợp các kết quả làm cho biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 4” xảy ra là: A = {(1;3); (2;2); (3;1)}.
+ Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm thì gieo 2 con xúc xắc phải xuất hiện số chấm giống nhau: i = j.
Do đó tập hợp các kết quả làm cho biến cố B xảy ra là: B = {(1;1); (2;2); (3;3); (4;4); (5;5); (6;6)}.
+ Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5 nên ij ⋮ 5.
Do đó:
• i = 5 và j ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6};
• j = 5 và i ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc không chia hết cho 10 nên ij 10.
Khi đó:
• i = 5 thì j ∈ {1; 3; 5};
• j = 5 thì i ∈ {1; 3; 5}.
Vậy tập hợp các kết quả làm cho biến cố C xảy ra là: C = {(1;5); (3;5); (5;5); (5;3); (5;1)}.
Bài 4 trang 81 Tập 2: Một hộp có 100 tấm thẻ được in số lần lượt từ 1 đến 100. Lấy ra ngẫu nhiên hai thẻ từ hộp và quan sát số trên đó. Trong các biến cố sau, chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
A: “Tổng các số trên hai thẻ lấy ra lớn hơn 2”;
B: “Tích các số trên hai thẻ lấy ra lớn hơn 2”;
C: “Hai số trên hai thẻ lấy ra bằng nhau”;
D: “Tích hai số ghi trên thẻ là 10 000”.
Lời giải:
• Ta có tấm thẻ có giá trị nhỏ nhất là 1, giả sử khi lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ có giá trị nhỏ nhất là 1 và 2 thì 1 + 2 = 3 > 2. Do đó tổng hai số trên hai thẻ lấy ra luôn luôn lớn hơn 2.
Khi đó biến cố A: “Tổng các số trên hai thẻ lấy ra lớn hơn 2” là biến cố chắc chắn.
• Giả sử khi lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ có giá trị nhỏ nhất là 1 và 2 thì 1.2 = 2. Do đó tích hai số trên hai thẻ lấy ra có thể bằng 2 hoặc lớn hơn 2.
Khi đó biến cố B: “Tích các số trên hai thẻ lấy ra lớn hơn 2” là biến cố ngẫu nhiên.
• Ta có 100 tấm thẻ được in số từ 1 đến 100 nên hai thẻ khác nhau sẽ được ghi hai số khác nhau, không có hai tấm thẻ nào được in số bằng nhau.
Khi đó biến cố C: “Hai số trên hai thẻ lấy ra bằng nhau” là biến cố không thể.
• Giả sử khi lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ có giá trị lớn nhất là 99 và 100 thì ta được tích 99 . 100 = 9 900 < 10 000. Do đó tích hai số ghi trên thẻ luôn nhỏ hơn 10 000.
Khi đó biến cố D: “Tích hai số ghi trên thẻ là 10 000” là biến cố không thể.
Vậy biến cố A là biến cố chắc chắn, biến cố B là biến cố ngẫu nhiên và biến cố C, D là biến cố không thể.
Bài 5 trang 81 Tập 2: Hộp bút của Xuân có 5 đồ dùng học tập gồm 3 bút mực, 1 bút chì và 1 bút bi. Xuân lấy ra ba dụng cụ học tập từ hộp bút. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
A: “Xuân chọn được ba chiếc bút thuộc 3 loại khác nhau”;
B: “Xuân chọn được ba chiếc bút cùng loại”;
C: “Xuân không chọn chiếc bút mực nào”;
D: “Xuân chọn được 2 chiếc bút chì và 1 chiếc bút bi”.
Lời giải:
‒Biến cố A: “Xuân chọn được ba chiếc bút thuộc 3 loại khác nhau” là biến cố ngẫu nhiên vì không thể đoán trước được. Nếu lấy ra 1 chiếc bút mực, 1 chiếc bút chì, 1 chiếc bút bi thì biến cố A sẽ xảy ra. Nhưng chẳng hạn chỉ lấy được 3 chiếc bút mực thì biến cố A sẽ không xảy ra.
‒Biến cố B: “Xuân chọn được ba chiếc bút cùng loại” là biến cố ngẫu nhiên vì không thể đoán trước được. Nếu lấy được 3 chiếc bút mực thì biến cố B xảy ra. Nhưng chẳng hạn chỉ lấy được 1 chiếc bút mực, 1 chiếc bút chì và 1 chiếc bút bi thì biến cố B sẽ không xảy ra.
‒Biến cố C: “Xuân không chọn chiếc bút mực nào” là biến cố không thể vì chắc chắn sẽ lấy ra được 1 chiếc bút mực vì chỉ có 1 chiếc bút chì và 1 chiếc bút bi mà Xuân lấy ra 3 dụng cụ từ hộp thì chắc chắc có 1 lần lấy được chiếc bút mực nên biến cố C không xảy ra.
‒Biến cố D: “Xuân chọn được 2 chiếc bút chì và 1 chiếc bút bi” là biến cố không thể vì hộp bút chỉ có 1 chiếc bút chì.
Vậy biến cố A và B là biến cố ngẫu nhiên; biến cố C và D là biến cố không thể.
Bài 6 trang 81 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc 6 mặt cân đối. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
A: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 36”;
B: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 14”;
C: “Tổng số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 13”.
Lời giải:
Con xúc xắc có số chấm ở 6 mặt như sau: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm (với i, j ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6}).
‒Biến cố A: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 36” là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không.
+ Nếu i = j = 6 thì ij = 36 nên biến cố A sẽ xảy ra.
+ Chẳng hạn nếu i = 1, j =2thì ij =1 . 2 = 2 < 36 nên biến cố A không xảy ra.
‒Biến cố B: “Tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 14” là biến cố không thể vì:
Ta có 14 = 1 . 14 = 2 . 7
Do đó một trong hai con xúc xắc phải gieo được mặt 7 chấm (con xúc xắc còn lại gieo được mặt 2 chấm) hoặc 14 chấm (con xúc xắc còn lại gieo được mặt 1 chấm).
Mà xúc xắc chỉ có mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Do đó biến cố B không xảy ra.
‒Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 13” là biến cố không thể vì giả sử hai con xúc xắc cùng xuất hiện mặt nhiều chấm nhất i = j = 6 thì i + j = 12 < 13. Do đó biến cố C không xảy ra.
Vậy biến cố A là biến cố ngẫu nhiên; biến cố B và C là biến cố không thể.
Giải trang 82 Tập 2
Bài 7 trang 82 Tập 2: Mỗi quyển vở có giá 10 000 đồng, mỗi cái bút chì có giá 6 000 đồng. Thái mua một vài quyển vở và một vài cái bút. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
A: “Số tiền Thái mua vở và bút là 22 000 đồng”;
B: “Số tiền Thái mua vở và bút là 23 000 đồng”;
C: “Thái đã dùng ít nhất 16 000 đồng để mua vở và bút”.
Lời giải:
‒Biến cố A: “Số tiền Thái mua vở và bút là 22 000 đồng” là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không.
+ Nếu Thái mua 1 quyển vở và 2 cái bút thì số tiền là 10000 + 6000.2 = 22000đồng, khi đó biến cố A xảy ra.
+ Chẳng hạn Thái mua 1 quyển vở và 1 cái bút thì số tiền là 10000 + 6000 = 16000 < 22000đồng, khi đó biến cố A không xảy ra.
‒Biến cố B là biến cố không thể vì:
Mỗi quyển vở có giá 10 000 đồng, mỗi cái bút chì có giá 6 000 đồng, đây đều là số tiền chẵn nên khi mua với số lượng như thế nào thì tổng số tiền vẫn là một số chẵn.
Mà số tiền 23000 đồng là một số lẻ.
Do đó biến cố B không xảy ra.
‒Biến cố C: “Thái đã dùng ít nhất 16 000 đồng để mua vở và bút” là biến cố chắc chắn vì:
Thái mua một vài quyển vở và một vài cái bút nên trường hợp ít nhất là sẽ mua 1 quyển vở và 1 cái bút, khi đó số tiền cần có để mua là: 10000+ 6000 = 16000 đồng. Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn.
Vậy biến cố A là biến cố ngẫu nhiên, biến cố B là biến cố không thể và biến C là biến cố chắc chắn.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài tập cuối chương 8
Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Bài tập cuối chương 9