Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 16 |
LÀM TRÒN SỐ |
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
– Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.
– Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
A. Hoạt động khởi động (5 phút) Mục tiêu: HS thấy được tầm quan trọng và tính ứng dụng cao của việc làm tròn số trong đời sống hàng ngày Phương pháp: Hoạt động nhóm Sản phẩm: Hiểu được ứng dụng của việc làm tròn số trong thực tiễn |
||
– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm HĐ A. – GV kiểm tra kết quả một số nhóm, yêu cầu HS lấy hóa đơn của mình chuẩn bị ở nhà và cho biết số tiền phải trả (yêu cầu nhóm trưởng trả lời) – Dẫn dắt vào bài: Trong thực tế, để dễ nhớ, dễ so sánh, tính toán người ta thường làm tròn số. Vậy làm tròn số như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. |
– HS hoạt động nhóm thực hiện hoạt động A: trao đổi số tiền phải trả cho mỗi hóa đơn – Nhóm trưởng báo cáo.
|
Việc sử dụng làm tròn số trong thực tế |
B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Các ví dụ. (10 phút) Mục tiêu: Hiểu được căn nguyên của qui ước làm tròn số bằng việc thể hiện trên trục số Phương pháp: HĐ cá nhân, tự đánh giá Sản phẩm: Hoàn thành được các yêu cầu GV đề ra |
||
– Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: Hãy làm tròn số thập phân 3,4 và 3,8 đến hàng đơn vị ? -Vẽ trục số lên bảng, yêu cầu HS lên bảng biểu diễn 4,3 và 4,9 lên trục số.
-Số 4,3 gần với số nguyên nào nhất ? Số 4,9 gần với số nguyên nào nhất ? – Giới thiệu kí hiệuhướng dẫn HS ghi và đọc -Vậy để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh làm ?1 SGK
-Giới thiệu tiếp các ví dụ 2,3 +Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn + Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn -Gọi làm tròn số và giải thích ? |
-Vẽ trục số vào vở -HS.TB lên bảng biểu diễn các số 3,4 và 3,8 trên trục số – Số nguyên nằm gần số 3,4 nhất là số 3. Số nguyên nằm gần số 3,8 nhất là số 4 – Chú ý theo dõi, ghi nhớ – HS.TB: …ta lấy số nguyên gần với số thập phân đó nhất -HS.TBY đứng tại chỗ nêu kết quả – Làm tròn số đến hàng nghìn 72900 73000 vì 72900 gần 73000 hơn là 72000 – Làm tròn số đến hàng phần nghìn 0,81340,813 |
1.Các ví dụ + Làm tròn đến hàng đơn vị Ta viết: ;
a. Quy ước: Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất
b. Áp dụng
hoặc +Làm tròn đến hàng nghìn
+ Làm tròn đến hàng phần nghìn
|
Hoạt động 2: Qui ước làm tròn số. (15 phút) Mục tiêu: Nắm và nhớ được qui ước làm tròn số Phương pháp: Hoạt động cá nhân, cặp đôi Sản phẩm: 2 qui ước làm tròn số |
||
-Trên cơ sở các VD trên, ta có 2 quy ước làm tròn số. Gọi HS đọc trường hợp 1 -Cho HS làm theo cặp VD1: Làm tròn số 45,234 đến chữ số thập phân thứ nhất -Hướng dẫn: Dùng bút chì gạch ngăn phần phần giữ lại và phần bỏ đi: . Chữ số đầu tiên bỏ đi là chữ số nào? -Cho HS làm theo cặp VD2: Làm tròn 2943 đến hàng trăm . Chữ số bỏ đi là chữ số nào? -Yêu cầu HS đọc trường hợp 2 -Cho HS làm theo cặp thực hiện VD3: Làm tròn số 0,0783 đến chữ số thập phân thứ hai -Cho HS làm VD4: Làm tròn số 2892 đến chữ số hàng trăm. -Cho HS làm cá nhân ?2 sgk/36: Làm tròn số a) 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba b) 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai c) 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất -Gọi HS nhận xét, góp ý |
HS: Đọc “Trường hợp 1” sgk/36
VD1: Làm tròn số 45,234 đến chữ số thập phân thứ nhất 45,234 » 45,2
VD2: Làm tròn 2943 đến hàng trăm HS: Chữ số 4 2943 » 2900 HS đọc “Trường hợp 2” HS: Trình bày VD3:0,0783 » 0,08
HS làm VD4: 2892 » 2900 HS làm ?2 sgk/36 3HS thực hiện a) 79,3826 »79,383 b) 79,3826 » 79,38 c) 79,3826 » 79,4 |
2.Quy ước làm tròn số a. Quy ước: Trường hợp 1: SGK + Làm tròn số 68,139 đến chữ số thập phân thứ nhất 68,139 68,1 +Làm tròn số 334 đến hàng chục 334 330 Truờng hợp 2 :SGK + Làm tròn số 0,0771 đến chữ số thập phân thứ hai 0,0771 0,08 +Làm tròn số 2375 đến hàng trăm 2375 2400 b.Áp dụng a) 79,3826 79,383 b) 79,3826 79,38 c) 79,3826 79,4 |
C. Hoạt động luyện tập (10 phút) Mục đích: Củng cố kiến thức về qui ước làm tròn số và luyện kĩ năng làm tròn số vào giải bài tập Phương pháp: HĐ cá nhân, HĐ nhóm Sản phẩm: Tổng kết qui ước làm tròn số, hoàn thành 2 bài tập luyện kĩ năng |
||
-Hệ thống kiến thức toàn bài bằng bảng đồ tư duy + Yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ bản đồ tư duy về: “Làm tròn số” Thời gian 4 phút +Yêu cầu đại diện vài nhóm treo bảng nhóm lên bảng +Gọi đại diện nhóm khác góp ý -Treo bảng phụ vẽ sẵn bảng đồ tư duy cho HS tham khảo -Yêu cầu HS làm bài 73 SGK -Gọi lần lượt 2 HS đứng tại chỗ nêu kết quả -Tiếp tục cho HS làm bài (theo nhóm 4 người) bài 74SGK trang 36 -Hướng dẫn HS cách tính theo công thức:; Đặt điểm hệ số 1: Điểm hệ số 2: Điểm hệ số 3: Số số điểm: -Gọi một nhóm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý. |
-Hoạt động nhóm vẽ bản đồ tư duy về “ Làm tròn số “
-Đại diện vài nhóm treo bảng nhóm lên bảng -Đại diện nhóm khác góp ý
-HS.TB đúng tại chỗ nêu kết quả
-Đọc đề bài và làm bài tập 74 SGK trên bảng nhóm -Tính điểm TB môn Toán học kỳ I (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) – Hoạt động nhóm. |
Bài 73/36 SGK: 7,923 » 9,92; 17,418 » 17,42 79,1364 » 79,14; 50,401 » 50,40 0,155 » 0,16; 60,996 » 61,00 Bài 74/36 SGK: Điểm trung bình các bài kiểm tra của bạn Cường là:
= 7,08(3) » 7,1 Điểm trung bình môn Toán HKI của bạn Cường là: |
D. Hoạt động vận dụng (2 phút) Mục tiêu: Biết vận dụng nhanh kiến thức bài học để trả lời các bài tập trắc nghiệm xử lí nhanh. Phương pháp: HĐ cá nhân Sản phẩm: Thao tác, tư duy nhanh khi làm tròn số |
||
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời nhanh bài tập sau: Chọn câu đúng nhất Câu 1: Cho số x = 4,7384. Khi làm tròn số đến hàng phần nghìn thì số x là: A. 4,739 B. 4,7385 C. 4,74 D. 4,738 Câu 2: Làm tròn số 674 đến hàng chục là: A. 680 B. 670 C. 770 D. 780 Câu 3: Thực hiện phép tính 13: 27 rồi làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai được kết quả là: A. 0,50 B. 0,48 C. 0,49 D. 0,47 |
||
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Khuyến khích HS tìm tòi, phát hiện một số tình huống trong thực tế có áp dụng qui ước làm tròn số Phương pháp: HĐ cặp đôi khá giỏi Sản phẩm: HS đưa ra được tình huống có liên quan đến việc làm tròn số |
||
-Giao nhiệm vụ cho HS khá giỏi, khuyến khích cả lớp cùng thực hiện: Em hãy nêu một vài ví dụ thực tế có áp dụng qui ước làm tròn số -Dặn dò HS bài tập: Bài: 76, 77, 78, 79 sgk/37,38. Bài: 93, 94, 95SBT/16 |
– HS thực hiện theo cặp yêu cầu của GV, chia sẻ trước cả lớp. |
|
Xem thêm