Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 8. CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG
I . MỤC TIÊU:
– Năng lực chung: NL tư duy, tính toán, tự học, sử dụng ngôn ngữ, làm chủ bản thân, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: NL vẽ hình, chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau
III. CHUẨN BỊ:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. |
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. |
Cách chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau. |
Tìm các tam giác vuông bằng nhau. |
Chứng minh hai tam giác bằng nhau. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
– Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
H: Các hệ quả của các trường hợp bằng nhau trong tam giác là nói về sự bằng nhau của những tam giác nào? H: Vậy ngoài những hệ quả đó còn có thêm sự bằng nhau của tam giác vuông nào nữa không? Bài hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này |
– Tam giác vuông
– Dự đoán câu trả lời. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Các trường hợp bằng nhau đã biết về tam giác vuông:
– Mục tiêu: Nhớ lại về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông đã biết.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Ba trường hợp bằng nhau đã biết của tam giác vuông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
|
GV hướng dẫn Hs tự học ở nhà theo chương trình giải tải của BGD |
1. Các trường hợp bằng nhau đã biết về tam giác vuông (Sgk) |
|
Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông.
– Mục tiêu: HS được nêu thêm một trường hợp bằng nhau của tam giác vuông nữa.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Định lí trường hợp bằng nhau về cạnh huyền – cạnh góc vuông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||
* Yêu cầu: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: – Phát biểu định lí SGK – Nêu GT và KL của định lí – Nêu định lí Pytago?
Đặt BC = EF = a, AC = DF = b tính AB2 = ? tính DE2 = ? – Nhận xét gì về AB2 và DE2 ? – Kết luận gì về 2 tam giác ABC và DEF? |
2. Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông: – Định lí: (SGK)
Chứng minh: Đặt BC = EF = a, AC = DF = b Ap dụng định lí Pytago cho tam giác vuông ABC Ta có: BC2 = AB2 + AC2 => AB2 = BC2 – AC2 = a2 – b2 (1) – Áp dụng định lí Pytago cho tam giác vuông DEF Ta có: EF2 = DE2 + DF2 => DE2 = EF2 – DF2= a2 – b2 (2) Từ (1) và (2) => AB2 = DE2 => AB = DE Do đó (c.c.c) |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Bài tập
– Mục tiêu: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
– Phương tiện: SGK, thước thẳng, bảng phụ
– Sản phẩm: Lời giải bài ?2 sgk/136
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
– Làm ?2( Hoạt động nhóm) – Chứng minh : (giải bằng 2 cách) * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời * GV chốt: Nhắc lại trường hợp bằng nhau hai tam giác vuông : cạnh huyền cạnh góc vuông
|
?2 – Cách 1: Xét hai tam giác vuông AHB và AHC ta có: AB = AC (gt) AH cạnh chung (cạnh huyền – cạnh góc vuông) – Cách 2 : Xét hai tam giác vuông AHB và AHC ta có: AB = AC (gt) ; ( cân) => (cạnh huyền -góc nhọn) |
– GV: Vẽ hình 148 sgk. * Yêu cầu : HS trả lời câu hỏi : – Tìm các tam giác vuông trên hình vẽ: – Nngoài ra còn hai tam giác nào bằng nhau nữa không ? – và ACM có những yếu tố nào bằng nhau ? * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời hs * GV chốt lời giải
|
Bài 66 sgk/137 : +ADM = AEM Vì AM cạnh chung ; (gt) + Từ : ADM = AEM nên DM = EM ( 2 cạnh tương ứng ) => DBM = ECM (cạnh huyền – cạnh góc vuông) Vì MB = MC ( GT) , DM = EM + ABM = ACM ( c – c – c ) Vì AM chung; MB = MC ( GT) Ta lại có AD = AE ( câu a) DB = EC ( câu b) Suy ra AB = AC |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức về tam giác vuông bằng nhau để chứng minh hình học
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Lời giải bài 65 sgk/137
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||
– Làm bài 65 sgk/ 137. * Yêu cầu: GV yêu cầu HS đọc bài toán, vẽ hình, Ghi giả thiết và kết luận. Trả lời câu hỏi : – Để c/m AH = AK ta cần c/m điều gì? – Chứng minh ABH = ACK – Thế nào là tia phân giác của một góc ? – Để chứng minh AE là tia phân giác của ta c/m như thế nào ? – C/m AKI = AHI * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời hs * GV chốt lời giải
|
Bài 65 sgk/137:
Giải : a) Xét hai tam giác vuông ABH ( = 900 )Và ACK ( Có = 900 ) Ta có AB = AC, chung => ABH = ACK (cạnh huyền – góc nhọn ) => AH = AK ( 2cạnh tương ứng ) b) Xét AKI có = 900 và AHI có = 900 Ta có AI cạnh chung , AK = AH (c/m trên AHI = AKI cạnh huyền – cạnh góc vuông ) => ( hai góc tương ứng ) Hay AI là tia phân giác của |
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Học thuộc các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
– Làm các bài tập 63, 64, 65, 66 sgk/136, 137.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
Câu 1: Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (M1)
Câu 2: Nêu cách c/m định lí về trường hợp bằng nhau cạnh huyền – cạnh góc vuông (M2)
Câu 3: Làm bài tập ?2. bài 66 sgk (M3)
Câu 4: Làm bài tập 65 sgk (M4
Xem thêm