Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$4: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
– Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: NL tính số trung bình cộng
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Số trung bình cộng |
Các cách tính số trung bình cộng |
Ý nghĩa số trung bình cộng Tìm mốt của dấu hiệu |
Biết vận dụng tính số trung bình cộng. |
|
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
– Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về điểm trung bình môn.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: Các câu trả lời học sinh
Hoạt động của GV |
HĐ của HS |
?: Vào khoảng cuối kì hoặc cuối năm các giáo viên thường đọc điểm các môn học, điểm đó được gọi là gì? ?: Vậy điểm trung bình môn đó được tính như thế nào? GV: Để trả lời câu hỏi đó ta đi vào bài hôm nay |
– Điểm trung bình môn – Dự đoán câu trả lời. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Hoạt động 2: Số trung bình cộng của dấu hiệu
– Mục tiêu: Tìm được công thức và cách tính số trung bình cộng
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
– Phương tiện: SGK, thước thẳng, bảng phụ
– Sản phẩm: Công thức tính số trung bình cộng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||||||||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Tính số TBC của 21,23, 27 ; 21, 23, 27, 22 HS: Số trung bình cộng :
– Bằng cách tính tương tự hãy tính số TBC của hs lớp 7C? – Có cách nào trình bày gọn hơn không? – GV: 2 là điểm số, 3 là tần số => ta cần tính các tính (x . n) ở bảng tần số mà bạn vừa lập GV giới thiệu: kẽ thêm hai cột nữa như bảng 20 và gọi hs lên bảng điền – HS:
?:Tính tổng các tích vừa tìm được? – GV: Tổng này chính là tổng của 40 giá trị ở bảng 19. – Muốn tính số trung bình cộng ở bảng 19 ta phải làm như thế nào ? – HS : quan sát bảng 20 và nêu các bước tính số trung bình cộng như sgk – GV: Giới thiệu cách tính và kí hiệu của số trung bình cộng () Từ bảng tần số, yêu cầu HS nêu các bước tính số trung bình cộng . HS trả lời GV : nhận xét, đánh giá, chốt cách tính. |
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu . a) Bài toán : sgk
b) Công thức: Trong đó x1, x2, … xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X n1, n2, ….nk là k tần số tương ứng N là số các giá trị của dấu hiệu.
|
C. LUYỆN TẬP
– Hoạt động 3: Củng cố cách tính số trung bình cộng
– Mục tiêu: Tính được số trung bình cộng.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước thẳng, bảng phụ
– Sản phẩm: Làm ?3
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
||||||||||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV : Treo bảng phụ có kẽ sẵn bảng 21 – Yêu cầu hs làm ?3. HS hpanf thành bảng 21 – Nêu nhận xét kết quả làm bài của hai lớp 7A và 7C * HS trả lời GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức. |
?3
Nhận xét: hs lớp 7A làm bài điểm cao hơn hs lớp 7C. |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 4; Ý nghĩa của số trung bình cộng
– Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa số trung bình cộng.
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: ý nghĩa số trung bình cộng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Số TBC có ý nghĩa như thế nào ? – HS nêu ý nghĩa số trung bình cộng như sgk. – GV: Tuy nhiên khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch quá lớn thì không nên lấy số trung bình cộng làm ‘’đại diện’’ – GV lấy VD: Xét dấu hiệu X có dãy giá trị là: 4000 1000 500 1000 => Cho hs tính số TBC ? * HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức. |
2. Ý nghĩa của số trung bình cộng: Số trung bình cộng thường được dùng làm ‘’đại diện ‘’cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại. * Chú ý: sgk = 1400 Không thể lấy số TBC = 1400 làm đại diện cho X vì có sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị (chẳng hạn, 4000 và 100) – Số TBC có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu. |
– Hoạt động 5: Mốt của dấu hiệu
– Mục tiêu: HS hiểu khái niệm mốt của dấu hiệu
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: khái niệm mốt của dấu hiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Quan sát bảng 22 sgk, trả lời các câu hỏi sau: – Cửa hàng này quan tâm điều gì? – Cỡ dép nào bán được nhiều nhất? – Giá trị nào có tần số lớn nhất? – GV: giá trị 39 có tần số lớn nhất được gọi là mốt của dấu hiệu – Vậy mốt của dấu hiệu là giá trị như thế nào? * HS trả lời GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức. |
3. Mốt của dấu hiệu: * Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng ‘’tần số’’ + Kí hiệu: M0
|
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Học thuộc công thức và cách tính số trung bình cộng
– Xem lại các ví dụ và bài tập đã giải; Làm bài tập 16, 17 sgk và bài 11, 12 SBT.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Muốn tính số trung bình cộng ta làm như thế nào ? (M1)
Câu 2: Số TBC có ý nghĩa gì ? Khi nào không thể lấy số TBC làm đại diện ? (M2)
Câu 3: Bài 15 sgk (M3)
Xem thêm