Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU :
– Năng lực chung: NL tự học, NL sáng tạo, NL tính toán, NL hợp tác
– Năng lực chuyên biệt: Viết công thức liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm hệ số tỉ lệ, giá trị của đại lượng tương ứng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Đại lượng tỉ lệ thuận |
Định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận |
Viết được công thức liên hệ và tìm được hệ số tỉ lệ |
Tìm được giá trị của y và mối liên hệ giữa x và y |
Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau hay không |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
– Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học về hai đại lượng tỉ lệ thuận, bước đầu suy luận được mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Lấy được ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ thuận trong thực tế
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận ? – Hãy lấy ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ thuận mà em biết – Có cách nào để mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ thuận ? Bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu cách mô tả đó. |
– Hai đại lượng tỉ lệ thuận là hai đại lượng mà khi đại lượng này tăng thì đại lượng kia cũng tăng và ngược lại – Ví dụ: Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc của chuyển động Dự đoán câu trả lời. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Họat động 2 : Định nghĩa
– Mục tiêu: Giúp HS nhớ định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Công thức liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận, hệ số tỉ lệ của đại lượng tỉ lệ thuận.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc và làm ?1 a. Quãng đường đi được S ( km ) theo thời gian t ( h) và vận tốc v = 15 km /h tính theo công thức nào ? b. Khối lượng m (kg) theo V (m3) và D (kg / m3) tính theo công thức nào ? Em hãy rút ra sự giống nhau của 2 công thức trên ? GV: Nếu ta kí hiệu chung cho quãng đường và khối lượng là y, còn vận tốc và thể tích kí hiệu chung là x, các số đã biết kí hiệu là k thì công thức liên hệ giữa hai đại lượng trong ?1 có chung công thức nào ? HS tìm hiểu, trả lời GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức – Yêu cầu HS làm ? 2 sgk HS dựa vào định nghĩa làm ?2, trả lời GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức rút ra chú ý như sgk – Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?3 Đại diện nhóm trả lời GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức |
1) Định nghĩa: ?1 a. S = 15 t b. m = D . V Þ m = 7800V * Định nghĩa: sgk
?2 y tỉ lệ thuận với x theo hệ số Nên ta có y = x => x = y. Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số Chú ý: Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k thì x sẽ tỉ lệ thuận với y theo hệ số là ?3. Khối lượng của các khủng long ở các cột b, c, d lần lượt là: 8tấn, 50tấn, 30tấn. |
Họat động 3 : Tính chất
– Mục tiêu: Giúp HS biết các tính chất liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Tìm tỉ số giữa các giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Yêu cầu HS làm ?4 – HS dựa vào định nghĩa thảo luận theo cặp làm ?4. Đại diện HS trả lời GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức rút ra tính chất. |
2) Tính chất ?4 a) Vì y tỉ lệ thuận với x nên y = k x => k = y : x = 6 : 3 = 2 b) y2 = 2.4 = 8 ; y3 = 2.5 = 10 ; y4 = 6.2 = 12 c) * Tính chất: sgk |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Bài tập
– Mục tiêu: Củng cố định nghĩa và tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận.
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Làm bài tập 1; 2/ 53, 54 sgk
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Làm bài 1 sgk Cá nhân HS dựa vào định nghĩa làm bài 1 HS lên bảng làm GV nhận xét, đánh giá – GV hướng dẫn cách làm Làm bài 2 sgk
HS thảo luận theo cặp làm bài 2 Đại diện 1HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá
|
Bài1/53sgk a)Vì y và x là hai 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên y = kx => k = b) y = c) Với x = 9 => Với x = 15 => y = . 15 = 10 Bài 2 / 54 SGK
|
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Học kỹ định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
– BTVN : 3 , 4 sgk/54
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận ? Hai đại lượng tỉ lệ thuận có tính chất gì ? (M1)
Câu 2: ?2 SGK (M2)
Câu 3: ?3, ?4, bài 1, 2 /53, 54SGK (M3)
Câu 4: Bài 3/54 SGK (M4)
Xem thêm