Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
– Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học
– Biểu diễn được dữ liệu từ bảng thống kê vào biểu đồ đoạn thẳng
– Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.
3. Phẩm chất
– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
– Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT, đồ dùng học tập.
2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về vai trò của biểu đồ đoạn thẳng trong việc biểu diễn sự biến thiên của dữ liệu theo thời gian trong các trường hợp đơn giản.
– Gợi tâm thế, có khả năng thu hút học sinh vào bài học.
b) Nội dung: HS quan sát màn chiếu, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi khởi động.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi khởi động theo ý kiến cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu Slide, dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu:
+ “Hãy nêu nhận xét của em về sự tăng hoặc giảm của số liệu theo thời gian trong bảng dữ liệu sau ?”
Điểm Toán của bạn Tú trong tuần liên tiếp |
|||||
Tuần |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Điểm |
8 |
6 |
6 |
9 |
10 |
+ GV đặt câu hỏi thêm: “Theo em nên dùng biểu đồ nào để biểu diễn bảng dữ liệu trên?”
HS quan sát màn chiếu, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu .
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Từ kết quả của HS, GV dẫn dắt giới thiệu sơ qua về biểu đồ đoạn thẳng kết nối HS vào bài học mới: “Biểu đồ đoạn thẳng có những đặc điểm nào? Qua biểu đồ đoạn thẳng, ta có thể thu nhận được những thông tin gì? Cách vẽ biểu đồ đó như thế nào. Để hiểu rõ, chúng ta sẽ tìm hiểu loại biểu đồ này trong bài học hôm nay”.
Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết và xác định được các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung:
HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV để tìm hiểu và tiếp nhận nội dung kiến thức về các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng
c) Sản phẩm: HS xác định và ghi nhớ được các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng và giải được bài tập Ví dụ và có thể giải được các bài tập tương tự liên quan.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện trả lời câu hỏi, hoàn thành HĐKP1. – GV dẫn dắt, đặt câu hỏi để HS rút ra kết luận: “Biểu đồ đoạn thẳng dùng để làm gì? Biểu đồ đoạn thẳng gồm các thành phần nào?” – GV nhận xét và chốt kiện thức trọng tâm: Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian, người ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng. Biểu đồ đoạn thẳng gồm: |
1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng HĐKP1: – Số li bán được lần lượt trong các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm là: 30; 20; 35. – Từ thứ Ba đến thứ Tư, số li bán được giảm; từ thứ Tư đến thứ Năm, số li bán được tăng. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3.
Xem thêm các bài giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn
Giáo án Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
Giáo án Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Dùng biểu đồ để phân tích kết quả học tập môn toán của lớp
Giáo án Bài tập cuối chương 5
Giáo án Bài 1: Tỉ lệ thức – Dãy tỉ số bằng nhau
Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây