Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
A. Câu hỏi trong bài
Giải Toán 7 trang 14 Tập 2
Câu hỏi khởi động trang 14 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ ở Hình 11 biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020.
Biểu đồ ở Hình 11 là loại biểu đồ gì?
Lời giải:
Biểu đồ ở Hình 11 là biểu đồ đoạn thẳng, biểu diễn thu thập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) ở một số năm trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020.
Hoạt động 1 trang 14 Toán 7 Tập 2: Quan sát biểu đồ thống kê ở Hình 11 và cho biết:
a) Đối tượng thống kê là gì và được biểu diễn trên trục nào?
b) Tiêu chí thống kê là gì và được biểu diễn trên trục nào?
c) Mỗi điểm đầu mút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc được xác định như thế nào?
Lời giải:
a) Đối tượng thống kê là các năm trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020: năm 1986, năm 1991, năm 2010, năm 2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020. Đối tượng thống kê được biểu diễn trên trục nằm ngang.
b) Tiêu chí thống kê là thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) trong những năm nêu trên. Tiêu chí thống kê được biểu diễn trên trục thẳng đứng.
c) Mỗi điểm đầu mút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc được xác định bởi năm thống kê và thu nhập bình quân đầu người/ năm của Việt Nam trong năm đó.
Giải Toán 7 trang 16 Tập 2
Hoạt động 2 trang 16 Toán 7 Tập 2: Nêu một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu.
Lời giải:
Dữ liệu thống kê có thể biểu diễn ở những dạng khác nhau như: biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, biểu đồ đoạn thẳng.
Hoạt động 3 trang 17 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 17 biểu diễn nhiệt độ ở Hà Nội trong ngày 07/05/2021 tại một số thời điểm.
a) Nêu nhiệt độ lúc 7 h, 10 h, 13 h, 16 h, 19 h, 22 h.
b) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khoảng thời gian: 7 h – 10 h (tức là từ 7 h đến 10 h); 10 h – 13 h ; 13 h – 16 h; 16 h – 19 h; 19 h – 22 h.
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ Hình 17, ta thấy ở Hà Nội trong ngày 07/05/2021 thì:
– Nhiệt độ lúc 7 h là: 26°C;
– Nhiệt độ lúc 10 h là: 30°C;
– Nhiệt độ lúc 13 h là: 32°C;
– Nhiệt độ lúc 16 h là: 32°C;
– Nhiệt độ lúc 19 h là: 28°C;
– Nhiệt độ lúc 22 h là: 27°C.
b) Sự thay đổi về nhiệt độ trong các khoảng thời gian:
+) 7 h – 10 h: nhiệt độ tăng từ 26°C lên 30°C;
+) 10 h – 13 h: nhiệt độ tăng từ 30°C lên 32°C;
+) 13 h – 16 h: nhiệt độ ổn định ở 32°C;
+) 16 h – 19 h: nhiệt độ giảm từ 32°C xuống 28°C;
+) 19 h – 22 h: nhiệt độ giảm từ 28°C xuống 27°C.
Vậy, nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian: 7 h – 10 h và 10 h – 13 h;
Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian: 13 h – 16 h;
Nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian: 16 h – 19 h và 19 h – 22 h.
B. Bài tập
Giải Toán 7 trang 19 Tập 2
Bài 1 trang 19 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 19 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại một địa điểm ở miền ôn đới.
a) Nêu nhiệt độ lúc 2 h, 6 h, 10 h, 14 h, 18 h, 22 h.
b) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khảng thời gian 2 h – 6 h; 6 h – 10 h; 10 h – 14 h; 14 h – 18 h; 18 h – 22 h; 22 h – 24 h.
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ Hình 19, ta thấy trong một ngày mùa đông tại địa điểm ở miền ôn đới đó có:
– Nhiệt độ lúc 2 h là: ‒8°C;
– Nhiệt độ lúc 6 h là: ‒10°C;
– Nhiệt độ lúc 10 h là: ‒5°C;
– Nhiệt độ lúc 14 h là: 2°C;
– Nhiệt độ lúc 18 h là: 0°C;
– Nhiệt độ lúc 22 h là: ‒3°C.
b) Sự thay đổi về nhiệt độ trong các khoảng thời gian:
+) 2 h – 6 h: nhiệt độ giảm từ ‒8°C xuống ‒10°C;
+) 6 h – 10 h: nhiệt độ tăng từ ‒10°C lên ‒5°C;
+) 10 h – 14 h: nhiệt độ tăng từ ‒5°C lên 2°C;
+) 14 h – 18 h: nhiệt độ giảm từ 2°C xuống 0°C;
+) 18 h – 22 h: nhiệt độ giảm từ 0°C xuống ‒3°C.
+) 22 h – 24 h: nhiệt độ ổn định ở ‒3°C.
Vậy, nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian: 2 h – 6 h; 14 h – 18 h và 14 h – 18 h;
Nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian: 6 h – 10 h và 10 h – 14 h;
Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian: 22 h – 24 h.
Bài 2 trang 19 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 biểu diễn lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.
a) Lập bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.
b) Tính tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.
c) Tìm ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.
d) Tìm ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ Hình 20, ta thấy:
– Lượng mưa trung bình tháng 1 là: 6,1 mm;
– Lượng mưa trung bình tháng 2 là: 1,9 mm;
Tương tự với các tháng còn lại, ta có bảng sau:
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lượng mưa (mm) |
6,1 |
1,9 |
13,3 |
36,5 |
167,7 |
222,6 |
239,2 |
231,0 |
252,1 |
275,3 |
150,1 |
39,7 |
b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ là:
6,1 + 1,9 + 13, 3 + 36,5 + 167,7 + 222,6 + 239,2 + 231,0 + 252,1 + 275,3 + 150,1 + 39,7 = 1635,5 (mm)
c) Ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ là: tháng 7 (239,2 mm), tháng 9 (252,1 mm) và tháng 10 (275,3 mm).
d) Ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ là: tháng 1 (6,1 mm), tháng 2 (1,9 mm), tháng 3 (13,3
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Giải SGK Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
Giải SGK Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
Giải SGK Toán 7 Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn
Giải SGK Toán 7 Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Giải SGK Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản