Giải SBT Tin học lớp 7 Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
Câu E1 trang 17 SBT Tin học 7: Hãy chọn biểu tượng dùng để khởi động phần mềm bảng tính Excel?
Trả lời:
Đáp án đúng là:
Câu E2 trang 17 SBT Tin học 7: Phần mềm bảng tính điện tử dùng để làm gì?
Hãy chọn câu trả lời phù hợp nhất trong tất cả các câu dưới đây:
1) Trình bày dữ liệu dưới dạng bảng.
2) Số hóa dữ liệu thành dạng bảng.
3) Tính toán tự động với các bảng dữ liệu.
4) Dùng thay máy tính cầm tay.
Trả lời:
Đáp án đúng là: 3)
3) Tính toán tự động với các bảng dữ liệu.
Phần mềm điện tử là phần mềm để tính toán tự động với các bảng dữ liệu, trình bày trực quan thông tin tổng hợp thành biểu đồ.
Câu E3 trang 17 SBT Tin học 7: Những đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của phần mềm bảng tính điện tử?
1) Tự động tính toán lại theo công thức cho trước khi dữ liệu đầu vào thay đổi.
2) Hỗ trợ tạo biểu đồ để trình bày thông tin một cách trực quan.
3) Lưu trữ các bảng dữ liệu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: 3)
3) Lưu trữ các bảng dữ liệu.
Phần mềm điện tử là phần mềm để tính toán tự động với các bảng dữ liệu, trình bày trực quan thông tin tổng hợp thành biểu đồ.
Câu E4 trang 18 SBT Tin học 7: Khi sao chép một bảng dữ liệu từ Word sang Excel thì cần chú ý gì khi “bôi đen” chọn bảng? Trái lại thì kết quả sẽ như thế nào?
Trả lời:
Chú ý chọn toàn bộ bảng dữ liệu cần sao chép. Nếu không khi sang Excel sẽ không được đầy đủ dữ liệu.
Câu E5 trang 18 SBT Tin học 7: Nếu sao chép một bảng dữ liệu từ Excel sang Word thì khi sửa lỗi nhập dữ liệu sai Word có tự động tính lại hay không?
Trả lời:
Word không có tính năng tự động tính toán lại theo công thức cho trước khi thay đổi dữ liệu đầu vào.
Câu E6 trang 18 SBT Tin học 7: Hãy nêu các lý do khi chọn dùng phần mềm bảng tính Excel để làm việc với bảng số liệu mà không dùng word?
Trả lời:
– Excel tự động tính toán theo công thức.
– Trình bày bảng số liệu rõ ràng, dễ quan sát.
– Excel đã làm sẵn một số lệnh tính toán, vẽ biểu đồ nên rất dễ dùng.
Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
Bài 2: Làm quen với trang tính
Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)
Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số