Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Câu 18.1 trang 38 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình in ra hình sau:
Trả lời:
Có thể dùng các câu lệnh print liên tiếp như sau:
print(“—*”)
print(“–***”)
print(“-*****”)
print(“*******”)
(Ở đây dùng dấu - để chỉ các dấu cách).
Câu 18.2 trang 38 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết kết quả thực hiện các câu lệnh sau:
a) print(“m” + “m” + “m”)
b) print(“m” + 3*”k”)
Trả lời:
a) mmm
b) mkkk
Câu 18.3 trang 38 SBT Tin học 10: Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?
a) int(“5*2”)
b) float(123)
c) str(5)
d) float(“123 + 5.5”)
Trả lời:
Các lệnh báo lỗi là a) và d).
Lí do: các câu lệnh int(), float() không chuyển đổi xâu dạng biểu thức sang kiểu số.
Câu 18.4 trang 38 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết giá trị mà các câu lệnh sau trả lại:
a) int(5 + 3)
b) str(5 + 3)
c) float(4 + 5)
d) int(4.3 + 2)
Trả lời:
a) 8
b) ‘8’.
c) 9.0
d) 6
Câu 18.5 trang 38 SBT Tin học 10: Khi thực hiện câu lệnh x = input(“Nhập giá trị x: “) bạn Lan gõ vào số 5. Câu lệnh tiếp theo print(2*x) sẽ cho kết quả như thế nào?
A. 10
B. 2*x
C. ’55’
D. Thông báo câu lệnh sai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Số 5 bạn Lan gõ vào được hiểu là kí tự ‘5’, câu lệnh print(2*x) sẽ in ra trên màn hình xâu kí tự có giá trị là ’55’ = 2*5.
Câu 18.6 trang 39 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình để tính số tiền bạn Lan phải trả khi mua thiệp mừng năm mới. Yêu cầu giá tiền 1 thiệp và số thiệp bạn Lan mua là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
Trả lời:
Chương trình có thể được viết như sau:
#Tính tiền mua hàng
dongia = int(input(“Giá tiền 1 thiệp: “))
soluong = int(input(“Số thiệp bạn Lan mua: “))
print(“Số tiền bạn Lan cần thanh toán là: “, dongia*soluong, “đồng”)
Câu 18.7 trang 39 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình đổi thời gian được tính bằng ngày, giờ, phút, giây được nhập vào từ bàn phím thành thời gian được tính bằng giây.
Trả lời:
Lưu ý 1 ngày = 24 giờ, 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây.
Chương trình có thể viết như sau:
#Đổi thời gian ngày, giờ, phút, giây thành giây
so_ngay = int(input(“Số ngày: “))
so_gio = int(input(“Số giờ: “))
so_phut = int(input(“Số phút: “))
so_giay = int(input(“Số giây: “))
ss = ((((so_ngay*24) + so_gio)*60) + so_phut)*60 + so_giay)
print(so_ngay, “ngày”, so_gio, “giờ”, so_phut, “phút và”, so_giay, “giây =”, ss, “giây”)
Câu 18.8 trang 39 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình đổi thời gian được tính bằng số giây được nhập vào từ bàn phím thành thời gian được tính bằng ngày, giờ, phút, giây.
Trả lời:
(Tham khảo Câu 17.12) Chương trình có thể viết như sau:
#Đổi giây thành ngày, giờ, phút, giây
ss = int(input(“Thời gian tính bằng số giây: “))
songay = ss//86400
sogiay = ss%86400
sogio = sogiay//3600
sogiay = sogiay%3600
sophut = sogiay//60
sogiay = sogiay%60
print(ss, “giây =”, songay, “ngày”, sogio, “giờ” , sophut, “phút”, sogiay, “giây”)
Câu 18.9 trang 39 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình tính diện tích hình thang với độ dài đáy trên, đáy dưới và chiều cao được nhập vào từ bàn phím.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
#Tính diện tích hình thang
day_tren = float(input(“Độ dài đáy trên: “))
day_duoi = float(input(“Độ dài đáy dưới: “))
chieucao = float(input(“Độ dài chiều cao: “))
S_hinhthang = (day_tren + day_duoi) *chieucao/2
print(“Diện tích hình thang đã cho: “, S_hinhthang)
Câu 18.10 trang 39 SBT Tin học 10: Tiền điện được tính như sau: mỗi 1 kW sau 100 kW đầu tiên phải trả thêm 10% đơn giá điện quy định. Em hãy viết chương trình tính tiền điện, trong đó đơn giá và lượng điện tiêu thụ (lớn hơn 100 kW) là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
#Tính tiền điện tiêu thụ
don gia = int(input(“Đơn giá điện: “))
so_kW_tieuthu = int(input(“Lượng điện tiêu thụ: “)) # Lớn hơn 100kW
tien_dien = 100*don_gia + (so_kW_tieuthu – 100)*don_gia*1.1 # Thêm 10% cho mỗi kW sau 100kW đầu
print(“Tiền điện phải trả là: “, tien_dien, “đồng”)
Câu 18.11 trang 39 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c (a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam giác).
Trả lời:
Sử dụng công thức Heron tính diện tích tam giác:
S = [p(p – a)(p – b)(p – c)]0.5 với p là nửa chu vi tam giác.
Chương trình có thể viết như sau:
#Tính diện tích tam giác có ba cạnh a, b, c
a = float(input(“Nhập độ dài cạnh a của tam giác: “))
b = float(input(“Nhập độ dài cạnh b của tam giác: “))
c = float(input(“Nhập độ dài cạnh c của tam giác: “))
p = (a + b + c)/2
S_tamgiac = (p* (p – a)*(p – b)*(p – c))**0.5
print(“Chu vi tam giác =: “, p*2)
print(“Diện tích tam giác =: “, S_tamgiac)
Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giải SBT Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán
Giải SBT Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Giải SBT Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh If
Giải SBT Tin học 10 Bài 20: Câu lệnh lặp For
Giải SBT Tin học 10 Bài 21: Câu lệnh lặp While