Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Khởi động trang 16 Tin học lớp 10: Thông tin đưa vào máy tính dưới dạng dãy bit. Như vậy khi đưa vào máy tính, phải mã hoá thông tin thành dữ liệu nhị phân. Tuỳ theo bản chất của thông tin được mã hoá mà dữ liệu tương ứng có các cách biểu diễn riêng, từ đó hình thành nên các kiểu dữ liệu khác nhau. Vậy trong máy tính có các kiểu dữ liệu nào?
Phương pháp giải:
Dữ liệu trên máy cũng cần được phân loại phù hợp với các phép xử lí trong máy tính
Trả lời:
Trong máy tính có các kiểu dữ liệu: văn bản, số, logic, âm thanh, hình ảnh,…
1. Phân loại và biểu diễn thông tin trong máy tính
Hoạt động 1 trang 16 Tin học 10: Hình 3.1 minh hoạ một thẻ căn cước công dân. Trên đó có những thông tin gi? Hãy chia những thông tin đó thành các nhóm, ví dụ nhóm các thông tin có thể tách ghép được hay so sánh được để tìm kiếm và nhóm các thông tin có thể thực hiện được với các phép tính số học.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 3.1
Các kiểu dữ liệu thường gặp là văn bản, số, hình ảnh, âm thanh và logic
Trả lời:
Các thông tin trên căn cước công dân gồm có ảnh, họ và tên, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, ngày sinh, thời gian hết hạn, quốc hiệu, tiêu ngữ, số căn cước công dân, …
– Thông tin chung: Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Thông tin so sánh để tìm kiếm: ảnh, họ và tên khai sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú,…
– Thông tin có thể thực hiện phép tính số học: số căn cước công dân; ngày, tháng, năm sinh; thời gian hết hạn, …
Câu hỏi 1 trang 17 Tin học 10: Theo em số căn cước công dân có kiểu số hay kiểu văn bản?
Phương pháp giải:
Dữ liệu kiểu số có thể tính toán và so sánh. Còn đối với dữ liệu dạng văn bản thì có thể tách ghép, so sánh
Trả lời:
Theo em số căn cước công dân có kiểu số.
Câu hỏi 2 trang 17 Tin học 10: Kiểu số thực thường dùng để biểu diễn các số có phần thập phân (phần lẻ). Em hãy cho ví dụ một loại hồ sơ có dữ liệu kiểu số thực
Phương pháp giải:
Vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nêu ví dụ
Trả lời:
Ví dụ: học bạ của học sinh: có thông tin về điểm từng môn, điểm trung bình môn biểu diễn dưới dạng số thực.
2. Biểu diễn dữ liệu văn bản
Hoạt động 2 trang 17 Tin học 10: 1. Bảng chữ cái tiếng Anh có những kí tự nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kí tự trong bảng chữ cái tiếng Anh
Trả lời:
Bảng chữ cái tiếng anh có các kí tự sau:
2. Trong tin học, mỗi nguyên âm có dấu thanh của tiếng Việt là một kí tự. Hãy kể tên các kí tự tiếng Việt có trong bảng chữ cái tiếng Anh. Có bao nhiêu kí tự như vậy?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Trả lời:
Có 7 kí tự: ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư
Câu hỏi 1 trang 18 Tin học 10: Sử dụng phụ lục bảng mã ASCII mở rộng trang 165, hãy xác định mã nhị phân và mã thập phân của các kí tự S, G, K
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng mã ASCII mở rộng trang 165
Trả lời:
S: 01010011
G: 01000111
K: 01001011
Câu hỏi 2 trang 18 Tin học 10: Trong bảng mã UNICODE, mỗi kí tự Tiếng Việt theo UTF-8 được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1 byte
B. 2 byte
C. 4 byte
D. từ 1 đến 3 byte
Phương pháp giải:
Từ năm 2017, Việt Nam đã ban hành quy định bắt buộc sử dụng UTF-8 để biểu diễn các kí tự tiếng Việt trong máy tính, trong đó dùng bảng mã ASCII để mã hóa các kí tự La tinh không dấu, sử dụng 2 byte để mã hóa các nguyên âm có dấu, các kí tự đ Đ và chỉ dùng 3 byte để mã hóa một số rất ít các kí hiệu đặc biệt.
Trả lời:
Trong bảng mã UNICODE, mỗi kí tự Tiếng Việt theo UTF-8 được biểu diễn bởi:
D. từ 1 đến 3 byte
Luyện tập (trang 19)
Luyện tập 1 trang 19 Tin học 10: Giấy phép lái xe có các thông tin nêu ở cột bên trái của bảng sau. Hãy ghép thông tin ở cột bên trái với kiểu dữ liệu thích hợp ở cột bên phải.
Phương pháp giải:
Việc phân loại dữ liệu để có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lí thông tin trong máy tính
Trả lời:
Dữ liệu kiểu số: Số, Ngày sinh.
Dữ liệu kiểu văn bản: Họ tên, Quốc tịch, Nơi cư trú.
Dữ liệu kiểu hình ảnh: Ảnh.
Dữ liệu kiểu âm thanh: Không có
Luyện tập 2 trang 19 Tin học 10: Câu trả lời đúng cho câu hỏi “Tại sao cần xây dựng bảng mã Unicode?”
A. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
B. Bảng mã ASCII mã hoá mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hoá bởi 1 byte
C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
D. Dùng cho các quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
Phương pháp giải:
Unicode là bảng mã hợp nhất quốc tế, cho phép tạo ra các ứng dụng đa ngôn ngữ. Mỗi kí tự Unicode có thể được mã hoá bởi nhiều byte.
Trả lời:
Câu trả lời đúng cho câu hỏi “Tại sao cần xây dựng bảng mã Unicode”
C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
Vận dụng (trang 19)
Vận dụng 1 trang 19 Tin học 10: Dựa trên bảng mã ASCII, Việt Nam xây dựng bảng mã VSCII (Vietnamese Standard Code for Information Interchange), còn gọi là TCVN 5712: 1993. Hãy tìm hiểu bảng mã này trên Internet theo những gợi ý sau:
– Bảng mã có đủ cho tất cả các kí tự tiếng Việt không?
– Bảng mã có bảo toàn bảng mã ASCII 7 bit không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu về bảngmã VSCII (TCVN 5712: 1993)
Trả lời:
– Tiêu chuẩn này quy định bộ mã 8-bit chuẩn kí tự Việt dùng trong xử lý và trao đổi thông tin giữa các máy tính cũng như các phương tiện truyền thông. Nó được dùng cho việc biểu diễn, truyền thông, trao đổi, xử lí, ghi nhớ, đưa vào và trình bày các thông tin chữ Việt.
– Bảng mã có đủ cho tất cả các kí tự tiếng Việt và bảo toàn bảng mã ASCII 7 bit.
Vận dụng 2 trang 19 Tin học 10: Phông chữ là hình ảnh của kí tự ứng với mã của kí tự. Không phải phông chữ nào cũng được thiết kế đầy đủ cho tiếng Việt. Hãy sử dụng phần mềm soạn thảo gõ một câu tiếng Việt và định dạng với các phông chữ khác nhau để tìm hiểu ngoài phông Times New Roman còn những phông nào đã thiết kế cho tiếng Việt Unicode.
Phương pháp giải:
Dựa vào tìm hiểu và sự hiểu biết của bản thân
Trả lời:
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5: Dữ liệu lôgic
Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh