Tin học lớp 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự
Phần 1. Lý thuyết Tin học 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự
1. Kiểu dữ liệu xâu kí tự
– Một xâu kí tự là một dãy các kí tự, trong Python xâu kí tự được đặt trong cặp nháy kép (“…”) hoặc nháy đơn (‘…’).
Ví dụ: Minh họa chương trình sử dụng kiểu dữ liệu xâu kí tự và một biến chứa xâu kí tự.
Hình 12.1: Một chương trình với dữ liệu kiểu xâu
– Các kí tự trong xâu được đánh số bắt đầu từ 0. Python cung cấp hàm len() để đếm kí tự trong xâu kể cả kí tự dấu cách, số kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu.
Hình 12.2: Một chương trình sử dụng hàm len()
2. Một số hàm xử lí xâu kí tự
a) Ghép xâu bằng phép +
Viết liên tiếp các xâu cần ghép theo thứ tự và đặt giữa hai xâu kề nhau dấu “+”.
Hình 12.3: Một ví dụ về ghép xâu
b) Đếm số lần xuất hiện xâu con
– Hàm y.count(x) đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Hình 12.4: Số lần xuất hiện xâu con
– Có thể nêu các tham số xác định cụ thể phạm vi tìm kiếm. Ví dụ:
+ y.count (x, 3) cho biết số lần xuất hiện các xâu x không giao nhau trong xâu y nhưng chỉ trong phạm vi từ kí tự thứ ba đến kí tự cuối của xâu y.
+ y.count (x, 3, 5) cho biết số lần xuất hiện các xâu x không giao nhau trong xâu y nhưng chỉ trong phạm vi từ kí tự thứ ba đến kí tự thứ năm của xâu y.
c) Xác định xâu con
– Xác định xâu con của xâu y từ vị trí m đến trước vị trí n (m<n), có cú pháp: y[m:n]
Hình 12.5: Xác định một xâu con
Các trường hợp đặc biệt:
– y[:m] là xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.
– y[m:] là xâu con nhận được bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y.
d) Tìm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của một xâu trong xâu khác
– Hàm y .find(x) trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y, từ đó xâu y xuất hiện như xâu con của y. Nếu xâu x không xuất hiện như xâu con kết quả trả về là -1.
Hình 12.6: Tìm vị trí đầu tiên của một xâu con
e) Thay thế xâu con
– Hàm y .replace(x1, x2) tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2. Tất cả xâu con bằng x1 và không giao nhau của y đều được thay bằng xâu x2.
Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự
Câu 1. Cho đoạn chương trình sau:
S1=’abcd’
S2=’a’
print(S1.cout(S2))
Trên màn hình sẽ xuất hiện giá trị là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hàm y.cout(x): Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của S2 trong S1.
Câu 2. Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng 0
Câu 3. Cho xâu st=’abc’. S[0]=?
A. ‘b’
B. ‘a’
C. ‘c’
D. 0
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vị trí đầu tiên trong xâu là vị trí 0.
Câu 4. Hàm y.raplace(x1,x2) có nghĩa là:
A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.
B. Tạo xâu mới bằng cách ghép xâu x1 và xâu x2.
C. Thay thế xâu x1 bằng xâu x1+x2.
D. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hàm y.raplace(x1,x2): Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
Câu 5. Cho xâu s1=’ha noi’, xâu s2=’ha noi cua toi’. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.
B. Xâu s1 bằng xâu s2.
C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vì xâu s1 là đoạn con của xâu s2.
Câu 6. Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu:
A. Nháy đơn (‘’) hoặc nháy kép (“”)
B. Ngoặc đơn ()
C. Ngoặc vuông []
D. Ngoặc nhọn {}
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu: Nháy đơn (‘’) hoặc nháy kép (“”)
Câu 7. Hàm len() cho biết:
A. Độ dài (hay số kí tự) của xâu.
B. Chuyển xâu ban đầu thành kí tự in hoa.
C. Vị trí của kí tự đầu tiên trong xâu.
D. Vị trí của kí tự bất kì trong xâu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hàm len() cho biết: Độ dài (hay số kí tự) của xâu.
Câu 8. Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hàm len(st) cho biết số kí tự trong xâu st, nên với st=’abc’ thì len(st)=3
Câu 9. Cho đoạn chương trình sau:
s1=’a’
s2=’b’
print(s1+s2)
Kết quả trên màn hình là:
A. ‘a’
B. ‘b’
C. ‘ab’
D. ‘ba’
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
s1+s2 là phép ghép xâu (cộng xâu)
Câu 10. Hàm y.cout(x) cho biết:
A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y.
B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y.
C. Cho biết số kí tự của xâu x+y
D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hàm y.cout(x): Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.
Câu 11. Hàm y.find(x) cho biết điều gì?
A. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y.
B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y.
C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của xâu x.
D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hàm y.find(x) trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y.
Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[1:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ‘abc’
B. ‘bcde’
C. ‘bcd’
D. ‘cde’
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
s[1:4]: là xâu con gồm các kí tự trong xâu s từ vị trí 1 đến vị trí 3.
Câu 13. Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[:4])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ‘abc’
B. ‘bcde’
C. ‘abcd’
D. ‘cde’
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
s[:4]: Là xâu con gồm 4 kí tự đầu tiên trong xâu s.
Câu 14. Cho đoạn chương trình sau:
s=’abcde’
print(s[3:])
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ‘de’
B. ‘bcde’
C. ‘abcd’
D. ‘cde’
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
s[3:]: Là xâu con nhận được bằng cách bỏ 3 kí tự đầu tiêncủa xâu s.
Câu 15. Cho đoạn chương trình sau:
y=’abcae’
x1=’a’
x2=’d’
print(y.replace(x1,x2))
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
A. ’bce’
B. ’adbcade’
C. ’dbcde’
D. ’dbcae’
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hàm y.raplace(x1,x2): Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện
Lý thuyết Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự
Lý thuyết Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu
Lý thuyết Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách
Lý thuyết Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách
Lý thuyết Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình