trọn bộ Giáo án Tin học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tin học 10 Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Biết và khắc phục được một số lỗi thường gặp khi viết chương trình
– Biết cách sử dụng công cụ gỡ lỗi trong Python để truy vết tìm lỗi nhằm sửa lỗi trong chương trình.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
– Năng lực riêng:
+ HS bước đầu tìm lỗi, sửa lỗi, điều chỉnh lại chương trình đơn giản.
+ Biết thêm được phương pháp tìm lỗi bằng truy vết với hai cách: (1) Bổ sung câu lệnh theo dõi kết quả trung gian; (2) Dùng công cụ gỡ lỗi của phần mềm ngôn ngữ.
3. Phẩm chất
– Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
– Máy tính có kết nối với máy chiếu.
2. Học sinh
– Sách giáo khoa, vở ghi.
– Kiến thức đã học.
– Đọc và tìm hiểu trước bài mới – Bài 16. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi khởi động.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV đặt vấn đề:
Có những chương trình còn lỗi vì khi thực hiện cho ra kết quả sai. Theo en, việc biết giá trị của một số biến ngay sau khi mỗi câu lệnh được thực hiện có thể giúp tìm ra lỗi của chương trình hay không?
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trên.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời: Việc biết giá trị của một số biến ngay sau khi mỗi câu lệnh được thực hiện sẽ cho em biết câu lệnh đó có cho kết qua đúng như em mong muốn hay không, do vậy có thể giúp em tìm ra lỗi của câu lệnh, tìm ra lỗi của chương trình.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 16. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu lỗi trong chương trình và kiểm thử
a. Mục tiêu: Biết phát hiện lỗi, sửa lỗi trong chương trình
b. Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học về lỗi trong chương trình và kiểm thử.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
1. Lỗi trong chương trình và kiểm thử * Hoạt động 1: Chương chạy có thể có lỗi. * Kết luận: – Gỡ lỗi: là quá trình xác định lỗi và sửa lỗi. – Khi lập trình thường gặp các lỗi sau: • Lỗi cú pháp: là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ. Ví dụ: Thiếu hoặc thừa dấu ngoặc, tên biến sai. • Lỗi ngoại lệ: (Exceptions Error) còn gọi là lỗi Runtime, là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lưu ý: Lỗi này không được thông báo ngay trên màn hình. • Lỗi ngữ nghĩa (lỗi logic): là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai thao tác xử lí nào đó. Đây là loại lỗi rất khó phát hiện. Ví dụ: Nhầm tên biến, gọi hàm có tham số không đúng kiểu, thiếu câu lệnh, …
|
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS trả lời Hoạt động 1. – GV cho HS một ví dụ đơn giản khi lỗi. – GV giới thiệu về thuật ngữ “gỡ lỗi”. – GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Nêu các loại lỗi thường gặp của người lập trình? – GV cho Ví dụ để phân tích: nếu chỉ đọc chương trình thì khó có thể tìm ra lỗi, nếu chỉ chạy chương trình với 1 bộ dữ liệu đầu vào thì có thể không tìm ra loại lỗi ngữ nghĩa. Từ đó thấy được sự cần thiết phải xây dựng những bộ dữ liệu kiểm thử. – GV đặt câu hỏi gợi mở: + Có nên lấy tất cả các bộ dữ liệu vào một cách ngẫu nhiên không? + Có thể không cần kiểm thử trường hợp đặc biệt của bài toán vì nó rất hiếm khi xảy ra, quan điểm đó có đúng không? + Tạo ra các bộ dữ liệu để kiểm thử, ta có cần biết kết quả đúng tương ứng hay không? |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 16.
Xem thêm các bài giáo án Tin học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 15: Thực hành với kiểu dữ liệu danh sách
Giáo án Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Giáo án Bài 17: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính
Giáo án Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Giáo án Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây