Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
Khởi động trang 64 Tin học lớp 10: Khi yêu cầu máy tính giải quyết một bài toán, ta phải cung cấp dữ liệu vào cho máy tính và yêu cầu máy tính trả kết quả ra. Theo em, ngôn ngữ lập trình có cần các câu lệnh đưa dữ liệu vào và xuất dữ liệu ra không?
Trả lời:
Ngôn ngữ lập trình có cần các câu lệnh đưa dữ liệu vào và xuất dữ liệu ra.
1. Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
Hoạt động 1 trang 65 Tin học 10: Em hãy viết chương trình Python (hoặc làm việc với Python ở cửa sổ Shell), dùng câu lệnh type() để biết kiểu dữ liệu liên quan đến các phép toán: chia, chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư. Em có thể tham khảo dữ liệu ở Bảng 1 sau đây.
Trả lời:
>>> type(20/5)
<class ‘float’>
>>> type(20//3)
<class ‘int’>
>>> type(20%3)
<class ‘int’>
>>> type(5.0%3)
<class ‘float’>
2. Các câu lệnh vào – ra đơn giản
Hoạt động 2 trang 65 Tin học 10: Khi lập trình Scratch, em đã dùng câu lệnh nào trong chương trình để yêu cầu nhập dữ liệu từ bàn phím?
Trả lời:
Sử dụng câu lệnh input() để yêu cầu nhập dữ liệu từ bàn phím
Luyện tập (trang 67)
Luyện tập 1 trang 67 Tin học 10: Tam giác vuông
Viết chương trình thực hiện nhập từ bàn phím hai số nguyên b, c là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác ABC, tính và đưa ra màn hình:
– Diện tích tam giác
– Độ dài cạnh huyền
Trả lời:
from math import sqrt
import math
b = int(input(“Nhập cạnh b”))
c = int(input(“Nhập cạnh c”))
print(“Diện tích tam giác: “, b*c/2)
print(“Độ dài cạnh huyền: “, math.sqrt(b*b+c*c))
Luyện tập 2 trang 67 Tin học 10: Cô giáo đi du lịch ở Sa Pa mang về túi mận làm quà cho cả lớp. Túi mận có k quả, lớp có n học sinh. Mận được chia đều để em nào cũng nhận được một số lượng quả như nhau. Nếu còn thừa, những quả còn lại sẽ dành cho các em nữ.
Viết chương trình: nhập n và k từ bàn phím, đưa ra màn hình số quả mận mỗi học sinh nhận được và số quả dành riêng cho các em nữ. Sử dụng dòng thông báo cho dữ liệu nhập vào và mỗi kết quả đưa ra.
Trả lời:
Chương trình:
k = int(input(“Nhập số quả mận”))
n = int(input(“Nhập số học sinh của lớp”))
c = k//n
print(“Mỗi học sinh được chia”, c, “quả mận”)
print(“Số mận dành riêng cho các em nữ là “, k – n * c)
Vận dụng (trang 68)
Vận dụng trang 68 Tin học 10: Tính số bàn học
Trường mới đẹp và rộng hơn trường cũ, số phòng học cũng nhiều hơn so với trước. Nhà trường dự định tuyển thêm học sinh cho ba lớp mới với số lượng học sinh mỗi lớp tương ứng là a, b và c. Cần mua bàn cho các lớp mới này. Mỗi bàn học không có quá hai chỗ ngồi cho học sinh. Xác định số lượng bàn tối thiểu cần mua. Em hãy viết chương trình giải quyết bài toán trên. Dữ liệu được nhập vào từ bàn phím. Kết quả được đưa ra màn hình.
Trả lời:
Sử dụng lâu lệnh round() để làm tròn số thực thành số nguyên nếu số học sinh không chia hết cho 2.
a = int(input(“Nhập số học sinh: “))
b = int(input(“Nhập số học sinh: “))
c = int(input(“Nhập số học sinh: “))
m = round(35/2) + round(42/2) + round(39/2)
print(“Số bàn tối thiểu cần mua: “, m)
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu hỏi trang 68 Tin học 10: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
1) Để tính toán, các ngôn ngữ lập trình bậc cao không phân biệt kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.
2) Trong Python, câu lệnh n = int(input(‘n = ’)) cho nhập vào một số thực từ bàn phím.
3) Trong Python mỗi câu lệnh print() chỉ đưa ra được giá trị của một biến.
4) Trong Python, với câu lệnh input() có thể nhập dữ liệu cùng với thông báo hướng dẫn.
Trả lời:
Những câu đúng: 1, 4
2) Trong Python, câu lệnh n = int(input(‘n = ’)) cho nhập vào một số nguyên ừ bàn phím.
3) Trong Python mỗi câu lệnh print() có thể đưa ra được giá trị của nhiều hơn một biến.
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python
Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh