Tác giả tác phẩm: Thời gian – Ngữ văn 11
I. Tác giả Văn Cao
– Văn Cao (1923 – 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao.
– Quê ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.
– Văn Cao nổi bật ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc, có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực khác như hội họa, viết văn hay ở các lĩnh vực về thẩm mĩ khác.
– Giai đoạn đầu sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về nhạc tiền chiến sau đó mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông nổi bật và được văn học Việt Nam đánh giá cao.
II. Tìm hiểu tác phẩm Thời gian
1. Thể loại
Thời gian thuộc thể loại thơ tự do.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Thời gian được rút trong tập thơ Tuyển tập Văn Cao – Thơ sáng tác năm 1994
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Thời gian có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Tóm tắt Thời gian
“Thời gian” của tác giả Văn Cao đem đến ý nghĩa lớn lao về quy luật của thời gian. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng những điều đẹp đẽ vẫn còn sống mãi, vẫn “còn xanh”.
5. Bố cục văn bản Thời gian
Chia làm 2 phần:
– Phần 1( 4 câu thơ đầu): Thời gian bị tàn phá.
– Phần 2 (3 câu cuối): Khẳng định sức sống mãnh liệt và trường tồn của thời gian.
6. Giá trị nội dung
Gợi cho tâm hồn người đọc biết bao suy ngẫm về cuộc đời, về con người trong cuộc sống này, mặc cho thời gian vẫn không ngừng chảy trôi.
7. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm.
– Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng.
– Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thời gian
1. Khổ 1
– Thời gian qua kẽ tay: Cảm nhận thời gian một cách đặc biệt bằng xúc giác. Thời gian lặng lẽ nhưng trôi qua rất nhanh.
– Làm khô những chiếc lá: Dấu ấn của thời gian thể hiện trên vạn vật và con người.
– Rơi: Câu thơ được ngắt ra đột ngột, chỉ có một tiếng, nhấn mạnh vào sự chuyển động của cảnh vật.
– Như tiếng sỏi: Lối so sánh đặc sắc, gợi tả âm thanh nặng nề và khô khốc.
– Trong lòng giếng cạn: Sự vật đều trơ trọi, bị thời gian tước đi sức sống, trở nên tiêu điều.
2. Khổ 2
– Riêng những: Điệp ngữ thể hiện sự khẳng định, cho thấy cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi.
– Những câu thơ, những bài hát là biểu tượng cho sáng tạo nghệ thuật, sự rung động của trái tim con người.
– Còn xanh: Sức sống trường tồn của nghệ thuật và tình yêu.
– Và đôi mắt em: Vẻ đẹp của con người, tình yêu.
– Như hai giếng nước: Vẻ lấp lánh, trong lành, dạt dào sức sống.