Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 50 Tập 2
* Nghĩa của từ ngữ
Câu 1 (trang 50 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các khổ thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
b.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
* Trả lời:
a. Nghĩa của từ:
– Thao thức: không ngủ được
– Ăn cầu ngủ quán: Sống lang thang, bần hàn, không nơi nương tựa.
– Vằng vặc: Sáng rõ, toả ra ánh sáng mạnh.
b. Nghĩa của từ:
– Mai: chỉ người con gái
– Đắng cay: Đau khổ, xót xa.
– Trong trẻo: Rất trong, gây cảm giác dễ chịu.
Câu 2 (trang 50 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm và nêu tác dụng của từ láy được sử dụng trong các khổ thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê
b.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
* Trả lời:
a.
– Từ láy là: nhọc nhằn, vắng vẻ, dập dồn.
– Tác dụng của việc sử dụng từ láy:
+ Miêu tả âm thanh của tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng nước lũ một cách sinh động hơn, cụ thể hơn.
+ Thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống lao động của con người.
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ, sự uyển chuyển, linh hoạt, góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả.
b.
– Từ láy: tha thiết, ríu rít, chênh vênh
– Tác dụng của việc sử dụng từ láy:
+ Miêu tả âm thanh của tiếng Việt một cách sinh động, cụ thể.
+ Thể hiện sự phong phú, đa dạng và uyển chuyển của tiếng Việt.
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ, sự uyển chuyển, linh hoạt, góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả.
Câu 3 (trang 50 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt và cho biết nghĩa của các thành ngữ đó.
* Trả lời:
– Thành ngữ và giải nghĩa:
+ muối mặn gừng cay: ẩn dụ về những gian nan, vất vả trong cuộc sống vợ chồng.
+ chân trời góc bể: chỉ những nơi xa xôi, cách trở.
* Biện pháp tu từ
Câu 4 (trang 50 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
b.
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
c.
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
d.
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
* Trả lời:
a.
– Biện pháp tu từ: So sánh như vị muối…như dòng sông…
– Tác dụng:
+ Thể hiện sự hòa đồng của mỗi cá nhân với cộng đồng chung tiếng nói, tiếng nói cộng đồng làm nên dòng chảy lịch sử,…
+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.
b.
– Biện pháp tu từ: So sánh như bùn,… như lụa…như tơ
– Tác dụng:
+ Thể hiện vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tiếng Việt.
+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.
c.
– Biện pháp: Điệp ngữ Ai
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta.
+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.
d.
– Biện pháp: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
– Tác dụng:
+ Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi con người.
+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tiếng Việt
Thực hành tiếng Việt trang 50
Mưa xuân
Thực hành tiếng Việt trang 54
Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
Tập làm một bài thơ tám chữ