Soạn bài “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 trang 89 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
Trả lời:
Tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao); Vợ nhặt (Kim Lân); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)…
Câu hỏi 2 trang 89 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
Trả lời:
– Em ấn tượng nhất với chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó”.
– Chi tiết là kết thúc hóa giải mọi hiểu nhầm và để đối phương hiểu được nỗi lòng.
* Đọc văn bản
Đang cập nhật …
* Sau khi đọc
Câu hỏi 1 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.
Trả lời:
– Vấn đề bàn luận: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.
– Bố cục: 5 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.
+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Tác giả nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.
+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.
Câu hỏi 2 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Trả lời:
Đi từ nội dung tác phẩm đến tài năng của Nguyễn Dữ.
Câu hỏi 3 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
Trả lời:
– Bi kịch của nhân vật Vũ Nương là: Bị chính người thân yêu nghi ngờ, đẩy đến cái chết bi thảm.
– Lí lẽ, bằng chứng:
+ Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà…
+ Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng.
Câu hỏi 4 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Trả lời:
– Điều khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.
– Cách lí giải của tác giả là hợp lí, nó được dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.
Câu hỏi 5 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?
Trả lời:
– Để minh oan cho lòng ngay thẳng, Nguyễn Dữ đã tưởng tượng ra cảnh Vũ Nương hội ngộ Trương Sinh => tái hợp.
– Dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với ảo ảnh.
– Ảo ảnh đoàn tụ mau chóng tan biến để lại một hiện thực đắng cay không thể xóa bỏ.
=> Nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ mà các tác giả khác không thể vượt qua.
Câu hỏi 6 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
Trả lời:
– Tác giả đã phân tích từng nhân vật và so sánh với các tác phẩm của các tác giả khác cùng thể loại truyện để làm nổi bật nét độc đáo của Nguyễn Dữ.
– Câu văn giúp em hiểu rõ:
+ Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam hay Trung Hoa, Nhật Bản…
+ Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì.
Câu hỏi 7 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Trả lời:
– Phần (5) mang vai trò là kết thúc bài nghị luận. Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
– Câu văn thể hiện: Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.
Câu hỏi 8 trang 93 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang… Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Trả lời:
Việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn họ cần bám sát vấn đề nghị luận. Chỉ phân tích những chi tiết liên quan đến vấn đề mình đang cần làm rõ, tránh lan man, không liên quan đến vấn đề.
* Viết kết nối với đọc
Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Trả lời:
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Du là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa . Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào…. “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đọc mở rộng trang 87
“Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
Thực hành tiếng Việt trang 94
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
Thực hành tiếng Việt trang 101
Ngày xưa (Vũ Cao)