Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) hay nhất
* Một số điều cần lưu ý về kiểu bài
– Kiểu bài: Nghị luận về một kịch bản văn học hoặc bộ phim là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) đó.
– Yêu cầu đối với kiểu văn bản: Xem Yêu cầu đối với kiểu bài ở Bài 3. Khát khao đoàn tụ (Ngữ văn 11, tập một).
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Xung đột trong bi kịch Vũ Như Tô
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?
Trả lời:
– Vấn đề nghị luận: xung đột trong bi kịch của Vũ Như Tô.
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định: xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong văn bản?
Trả lời:
Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng sau:
– Lí lẽ 1: Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc là tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Vục để thực hiện mộng lớn.
+ Ông đòi vua của mình toàn quyền làm việc, kẻ nào tái lệnh chém bêu đầu. Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh nước ngoài.
+ Cái quyền sống của nhân dân bị hi sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành nhiều lần và từ nhiều miệng…
+ …
– Lí lẽ 2: Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái đẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái thiện., thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái đẹp và cái thiện.
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn rút ra được lưu ý gì khi viết văn bản nghị luận về một vở bi kịch từ văn bản trên?
Trả lời:
– Khi viết văn bản nghị luận về một vở kịch cần lưu ý:
+ Nêu được vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ phù hợp, chính xác.
+ Khẳng định lại luận đề sau khi phân tích.
+ …
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Ám ảnh nước trong Mùa len trâu
Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vấn đề nghị luận trong văn bản.
Trả lời:
– Vấn đề nghị luận trong văn bản là: Nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, độc đáo.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Việc người viết trích dẫn ý kiến của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, đạo diễn phim Mùa len trâu và nhiều lần liên hệ đến tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam nhằm dụng ý gì?
Trả lời:
– Người viết trích dẫn ý kiến của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, đạo diễn phim Mùa len trâu và nhiều lần liên hệ đến tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam nhằm dụng ý:
+ Đưa dẫn chứng cụ thể để làm rõ và xác thực quá trình chuyển thể từ truyện sang phim
+ Thể hiện ý kiến về hình tượng nước trong phim thông qua tác phẩm và giá trị hiện thực của người đạo diễn.
Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện có gì giống và khác với viết văn bản nghị luận về mộ kịch bản văn học?
Trả lời:
– Giống: Nội dung và hình thức của 1 kịch bản văn học hoặc một tác phẩm phim truyện đều có nhiều khía cạnh, vấn đề có thể gợi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận.
– Khác nhau:
+ Văn bản nghị luận về một kịch bản văn học:
Nội dung chính: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch. Từ xung đột, cốt truyện và hành động của các nhân vật chính → Gửi gắm thông điệp về xã hội, vấn đề.
+ Văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện:
Nội dung chính thể hiện qua hình ảnh và hành động của nhân vật vì vậy ít chi tiết hơn là ngôn ngữ trong kịch.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 137 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết về Tác phẩm sân khấu – điện ảnh tôi yêu. Để tham gia, hãy viết văn bản nghị luận nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của một kịch bản văn học hoặc bộ phim mà bạn yêu thích.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Khi xác định đề tài, nên lựa chọn tác phẩm kịch/ phim hoặc trích đoạn kịch/ phim có chủ đề rõ ràng, nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc, có độ dài vừa phải để phân tích.
• Nếu lựa chọn giới thiệu tác phẩm kịch, bạn có thể chọn một trong các văn bản như: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô); Sống hay không sống – đó là vấn đề (trích Hăm-lét); Âm mưu và tình yêu (trích Âm mưu và tình yêu);… hoặc một kịch bản văn học đã đọc.
• Nếu lựa chọn giới thiệu một bộ phim, bạn nên chọn tác phẩm có đề tài gần gũi và phù hợp với lứa tuổi, có giá trị nghệ thuật cao (được các tạp chí chuyên ngành đánh giá cao, đạt các giải thưởng phim có uy tín trong nước hoặc quốc tế). Nếu bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, bạn nên tìm đọc tác phẩm để có thể so sánh kịch bản và nguyên tác.
• Nội dung, hình thức của một kịch bản văn học/ bộ phim thường có nhiều khía cạnh/vấn đề, mỗi khía cạnh/vấn đề có thể gọi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận. Trong khuôn khổ một bài nghị luận ở lớp 11, khó có thể phân tích đánh giá toàn diện về mọi mặt của tác phẩm, do vậy chỉ nên chọn nghị luận về một khía cạnh, vấn đề cụ thể. Chẳng hạn: với bi kịch Vũ Như Tô, bạn có thể tập trung vào xung đột bi kịch (như Ngữ liệu tham khảo 1); với phim Mùa len trâu chỉ tập trung vào hình ảnh nước (như Ngữ liệu tham khảo 2).
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Dựa vào bố cục chung về kiểu bài dưới đây để lập dàn ý:
So sánh ngữ liệu Xung đột trong bi kịch “Vũ Như Tô” và “Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu” để thấy sự khác biệt trong cách triển khai các luận điểm nghị luận về một kịch bản văn học và nghị luận về một bộ phim.
Bước 3: Viết bài (xem bài 3. Khát khao đoàn tụ, Ngữ văn 11, tập một)
Bài văn tham khảo:
Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Bài 4: Xem lại và chỉnh sửa
Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết kiểu bài này, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nên ở Bài 3. Khát khao đoàn tụ, có thể điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.