Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều hay nhất
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
Trả lời:
– Người đẹp trong tranh là người có vẻ đẹp mĩ miều, có đường nét sắc xảo đẹp như những bức tranh vẽ.
– Tưởng tượng về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh: Bước ra trong vùng ánh sáng chói lóa, khuôn mặt xinh đẹp, mái tóc dài thướt tha cùng những bước đi uyển chuyển…
* Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi trong khi đọc
1. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này?
– Tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: là tình cảm si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều.
2. Tưởng tượng: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
– Trước:
+ Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ
+ Yên ắng, không người.
– Sau:
+ Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui.
+ Nhà tranh biến thành lâu đài.
+ Quần áo, xiêm hài đầy đủ.
+ Bạn bè đông đủ tới chúc mừng.
+ Các tiên nữ nhảy muá cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Nói về câu chuyện chàng trai Tú uyên phải lòng cô tiên Giáng Kiều và hành trình tìm đến hạnh phúc của họ.
Trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào.
Trả lời:
Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ.
Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Trả lời:
– Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản là chi tiết: Chàng Tú Uyên rình xem, thấy mĩ nhân bước ra từ trong tranh và vội chạy đến chào hỏi.
Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua đoạn trích.
Trả lời:
– Tú Uyên: giàu tình cảm, si mê và chung thủy; một lòng một dạ yêu Giáng Kiều từ cái nhìn đầu tiên.
– Giáng Kiều: xinh đẹp, hiền dịu, chung thủy; mến mộ và một lòng son sắt với Tú Uyên “túc trái tiền nhân”.
Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại dưới đây:
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?
Trả lời:
– Cách thể hiện thái độ, tình cảm khéo léo, tế nhị thể hiện một tình yêu tràn đầy tình thương mến, sự ái mộ và cả sự chung thủy son sắt.
Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Dấu hiệu nào trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?
Trả lời:
Dấu hiệu chi thấy văn bản thuộc truyện thơ Nôm bác học là:
– Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu.
– Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
– Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với nội dung phản ánh số phận.
– Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều.
Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
Trả lời:
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc là: Những người có tình, sau bao nhiêu khó khăn, thử thách rồi sẽ đến được với nhau.
* Bài tập sáng tạo (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.
Trả lời:
– Diễn xuôi đoạn trích:
Đến nơi, thơ thẩn mãi đến xế chiều, chẳng thấy đâu… buồn rầu dạo bước, chợt Tú Uyên thấy một cụ già bán tranh tố nữ, tranh có vẽ cô gái giống hệt người hôm nọ đã gặp ở Ngọc Hồ, bèn mua về treo ngay ở phòng học, đến bữa cơm lại dọn thêm chén đũa, mời mọc, chuyện trò với người trong tranh như người thật. Một hôm Tú Uyên ở trường về muộn, đến nhà đã thấy cơm nước bày sẵn. Lòng nghi hoặc, hôm sau, chàng giả cách đến trường, đi một quãng liền quay lại, nấp vào một chỗ. Lát sau thấy thiếu nữ từ trong tranh bước ra quét dọn, lo bếp núc. Mừng rỡ vô cùng, Tú Uyên bước ra vái chào. Thiếu nữ không biến đi đâu được, thú thực mình là Giáng Kiều, người tiên vốn có tiền duyên với chàng. Tú Uyên tha thiết xin phối ngẫu. Giáng kiều bằng lòng rồi hóa phép biến nhà thành lâu đài nguy nga với đủ người phục dịch. Đám cưới được tổ chức, yến tiệc linh đình với bao nhiêu khách tiên đến dự…
– Sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm:
+ Đoạn trích truyện thơ: có sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố trữ tình còn đoạn trích diễn xuôi chỉ sử dụng yếu tố tự sự, kể lại trình tự các sự việc diễn ra.
+ Việc tác giả sử dụng đoạn trích truyện thơ giúp cho nội dung đoạn trích dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người đọc hơn.