Giáo án Sinh học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
– Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
– Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật.
– Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
1.2. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
– Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
2. Về phẩm chất
– Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
– Tranh phóng to các hình trong SGK: các hình 7.2, 7.3.
– Chuẩn bị các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.
– Các phiếu học tập số 1, 2, 3.
2. Đối với học sinh
– SGK, SBT Sinh học 10.
– Tư liệu, tranh ảnh, video,… liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
b. Nội dung:
– GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK: 1. Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu (Hình 7.1 SGK tr.39) thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? 2. So sánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp. (HS thoải mái đưa ra ý kiến). – Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Nhận định và kết luận – GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học. |
– Các câu trả lời của học sinh. * Gợi ý: + Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ, tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực. + Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ hơn tế bào bạch cầu. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu:
– Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
b. Nội dung:
– GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 39 – 40) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
– GV sử dụng phương pháp think – pair – share để tổ chức cho HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời (phiếu học tập số 1) của HS về đặc điểm của tế bào nhân sơ.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 39 – 40) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. – GV sử dụng phương pháp think – pair – share, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK, sau đó thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập. – GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS thông qua phiếu học tập. – GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
I. I. Tế bào nhân sơ – Có kích thước rất nhỏ, thường có hình cầu, hình que, hình xoắn. – Có cấu tạo đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh, các bào quan có màng. – Màng tế bào đóng vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất. – Bao bên ngoài màng tế bào là thành tế bào tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác. – Chất đi truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA dạng vòng kép gồm khoảng vài nghìn gene nằm ở vùng nhân, không có màng bao bọc. – Ribosome thuộc loại nhỏ 70S. * Ở nhiều tế bào vi khuẩn, ngoài phân tử DNA ở vùng nhân còn có một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid; Nhiều vi khuẩn có vỏ nhầy bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp chúng bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài: Một số tế bào có thêm lông nhung bên ngoài vỏ nhảy giúp chúng bám vào các bề mặt: Ngoài ra, một số tế bào có một hoặc một số roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tế bào nhân thực
a. Mục tiêu:
– Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
– Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 7.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
Giáo án Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Giáo án Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
Giáo án Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
Giáo án Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
Giáo án Sinh học lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây