Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Phẩm chất, năng lực |
Mục tiêu |
Mã hoá
|
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học
|
Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật. |
SH 1.1 |
Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. |
SH 1.5 |
|
Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. |
SH 1.2 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật. |
SH 3.1 |
b. Năng lực chung |
||
Giao tiếp và hợp tác |
Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật. |
GTHT 1.5 |
2. Về phẩm chất |
||
Trách nhiệm |
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật. |
TN 1.3 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Hình ảnh về các loài vi sinh vật.
– Các câu hỏi liên quan đến bài học.
– Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
– Vở ghi chép, giấy A4.
– Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua hình ảnh hoặc mẫu vật phát hiện ra sự tồn tại của vi sinh vật.
b. Nội dung:
– GV cho HS xem hình ảnh hoặc mẫu vật trái cây, bành mì bị mốc.
– Hoạt động cá nhân: giới thiệu mẫu vật, trả lời câu hỏi: “Nguyên nhân gây hư thối mẫu vật là gì?”.
c. Sản phẩm học tập:
– Trả lời câu hỏi: “Là do sự sinh trưởng của vi sinh vật.”
– Hình dung được nội dung tìm hiểu là vi sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV cho HS quan sát hình ảnh hoặc nghiên cứu mẫu vật và suy nghĩ trả lời câu hỏi. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS qua sát tranh, kết hợp kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi. – GV gợi ý nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – GV yêu cầu 2 – 3 HS đưa ra ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, tổng hợp ý kiến. – GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới. |
– Các câu trả lời của HS về câu hỏi mở đầu. + Nguyên nhân gây hư thối mẫu vật là do vi sinh vật từ môi trường đã xâm nhập vào, cùng với chất dinh dưỡng sẵn có trong thực phẩm, nhiệt độ và độ ẩm cao đã thuận lợi giúp vi sinh vật phát triển. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật
a. Mục tiêu:
– SH 1.1; SH 3.1; GTHT 1.5; TN 1.3.
b. Nội dung:
– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vi sinh vật là sinh vật đơn bào hay đa bào?
2. Quan sát hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có kích thước như thế nào?
3. Vi sinh vật tồn tại trên những môi trường nào?
c. Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời của HS.
1. Vi sinh vật là các loài sinh vật đơn bào, một số sống thành tập đoàn đơn bào.
2. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.
3. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK. 1. Vi sinh vật là sinh vật đơn bào hay đa bào? 2. Quan sát hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có kích thước như thế nào? 3. Vi sinh vật tồn tại trên những môi trường nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS thảo luận nhóm cặp đôi, hoàn thành các câu hỏi trong 5 phút – GV gợi ý nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – GV yêu cầu 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV tổng kết, nhận xét và kết luận về nội dung khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật. |
I. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật – Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào.
|
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các nhóm vi sinh vật
a. Mục tiêu:
– SH 1.1; GTHT 1.5.
b. Nội dung:
– HS đọc thông tin mục II và quan sát hình 22.3, thảo luận nhóm trong 2 phút hoàn thành nhiệm vụ: “Vẽ sơ đồ phân loại các nhóm vi sinh vật vào giấy A3”.
– GV cho HS quan sát hình ảnh một số vi sinh vật:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 22.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Ôn tập chương 4
Giáo án Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
Giáo án Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Giáo án Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây