Giáo án Sinh học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học: phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.
– Trình bày và vận dụng được các kỹ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học: quan sát, đặt câu hỏi, xây dựng giả thuyết, thiết kế và tiến hành thí nghiệm, điều tra và khảo sát thực địa, làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
– Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformatics).
– Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
1.2. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
2. Về phẩm chất
– Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
– Nhân ái: Biết tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, đấu tranh với những hành vi vi phạm đạo đức sinh học.
– Trung thực: Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
– Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về các thiết bị, dụng cụ, phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
– Bảng hướng dẫn HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
– Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
– Giấy A4.
– Bảng trắng, bút lông.
– Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Tạo tâm lý hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học; tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức, kĩ năng đã có và nội dung học tập của bài học.
b. Nội dung:
GV ghi lên bảng ý kiến HS về các câu hỏi:
+ Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào?
+ Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?
c. Sản phẩm học tập:
– HS có tâm lý hưng phấn, háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
– HS xác định được vấn đề học trong bài học. Trong đó, HS hiểu thế nào là phương pháp học hiệu quả, từ đó nhận ra những phương pháp đã từng trải nghiệm là đúng hoặc chưa đúng cần rèn luyện.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV ghi lên bảng ý kiến HS về các câu hỏi: + Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? + Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. – GV quan sát và giúp đỡ học sinh trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi đại diện trình bày. Các HS khác lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bổ sung. – GV ghi lên bảng những ý kiến trả lời của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, kết luận. Trên cơ sở đó dẫn vào bài học. |
– Các câu trả lời của Hs về câu hỏi GV đưa ra. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu:
– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học: phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.
b. Nội dung:
– GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề và dạy học theo trạm để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
– GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có 3 trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ 3 trạm học tập.
+ Trạm 1: Tìm hiểu phương pháp quan sát.
+ Trạm 2: Tìm hiểu phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
+ Trạm 3: Phương pháp thực nghiệm khoa học.
– HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
c. Sản phẩm học tập:
– Bài trình bày của nhóm HS và ghi được vào vở đặc điểm, cách tiến hành các phương pháp nghiên cứu sinh học; lấy được ví dụ về các phương pháp đó.
d. Tổ chức hoạt động:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 2.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững
Giáo án Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
Giáo án Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Giáo án Ôn tập phần 1
Giáo án Bài 4: Khái quát về tế bào
Giáo án Sinh học lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây