Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.
– Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
– Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Phát triển kĩ năng tự đọc, kĩ năng làm tiêu bản quan sát và sử dụng kính hiển vi.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, phân chia nhiệm vụ để tiến hành các thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và hoàn thiện nội dung bản báo cáo thu hoạch.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
– Trách nhiệm: Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (hoặc nhân viên phòng thí nghiệm chuẩn bị)
– Dụng cụ
+ Kim mổ hay kim mũi mác, kéo nhỏ, panh, dao mổ hoặc dao lam, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa Petri, đèn cồn hoặc bếp điện.
– Hóa chất
+ Nước cất, dung dịch cố định các kì của nguyên phân, thuốc nhuộm acetocarmine 2 %, glacial acetic acid 45%, dung dịch nhược trương KCl 0, 56 M.
Lưu ý: Dung dịch cố định các kì của nguyên phân được pha theo tỉ lệ: 3 thể tích ethanol: 1 thể tích acetic acid (75 mL ethanol: 25 mL glacial acetic acid).
2. Học sinh
– Học kỹ kiến thức cốt lõi các bài 16, 17.
– Đọc kỹ nội dung bài 18.
– SGK Sinh học 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu thực tế về nguyên phân, giảm phân.
– HS xác định được nội dung bài học là quan sát các kì nguyên phân, giảm phân, trên tế bào sống.
b) Nội dung:
– HS xem lại hình ảnh mô tả các kỳ nguyên phân giảm phân trên mô hình.
– Trả lời câu hỏi: Thực tế sự nguyên phân, giảm phân trong tế bào sống giống hay khác với tế bào mô phỏng?
c) Sản phẩm học tập:
– Mâu thuẫn nhận thức của HS: Liệu các kì của nguyên phân, giảm phân ở tế bào thật giống như mô phỏng hay không?
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập |
|
– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các kì nguyên phân, giảm phân và nêu đặc điểm mỗi kì? |
– HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
– Giáo viên theo dõi và hỗ trợ khi cần.
|
– Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên. |
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận |
|
– Giáo viên gọi HS trả lời. |
– HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. |
Bước 4. Nhận định và kết luận |
|
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào nội dung bài thực hành. |
– Học sinh lắng nghe.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Tiến hành thí nghiệm)
Hoạt động 2.1. Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào.
a) Mục tiêu:
– Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân.
– Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân.
– Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.
b) Nội dung:
– HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK trang 109.
– HS hoạt động cá nhân nghe và xem GV giao nhiệm vụ.
– HS thảo luận nhóm để tiến hành làm tiêu bản, quan sát tiêu bản theo nhóm.
c) Sản phẩm học tập:
– Tiêu bản hoàn chỉnh quá trình nguyên phân của rễ hành.
– Tiêu bản được đặt đúng vị trí trên kính hiển vi và quan sát được hình ảnh các kỳ rõ nét nhất.
– Nhận biết và vẽ các kì nguyên phân vào vở.
d) Tổ chức thực hiện:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 18.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 17: Giảm phân
Giáo án Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân
Giáo án Bài 19: Công nghệ tế bào
Giáo án Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giáo án Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây