Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzym
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Phẩm chất, năng lực |
Mục tiêu |
Mã hóa |
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học |
Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và khi thao tác làm thí nghiệm |
SH 1.7 |
Tìm hiểu thế giới sống |
Đề xuất được vấn đề cần được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó. |
SH 2.1 |
Đề xuất được các giải thuyết liên quan đến tình huống thực tiến được đưa ra và phát biểu được các giải thuyết nghiên cứu đó. |
SH 2.2 |
|
Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chính minh các giả thuyết đã đề ra. |
SH 2.3 |
|
Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. |
SH 2.4 |
|
Viết được báo cáo nghiên cứu. |
SH 2.5 |
|
b. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá tình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác. |
TCTH 6.3 |
Giao tiếp và hợp tác |
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giải thuyết đã đề ra. |
GTHT 3 |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Nêu được nhiều ý kiến mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giải thuyết. |
VĐST 3 |
2. Về phẩm chất |
||
Trung thực |
Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu. |
TT 1 |
Chăm chỉ |
Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học. |
CC 1.1 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.
– Các câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
– Các mẫu vật hoặc dụng cụ được giáo viên phân công chuẩn bị.
– Biên bản thảo luận nhóm.
– Báo cáo thu hoạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Kích thích học sinh hứng khởi tìm hiểu bài mới theo hướng mô hình nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
– Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: tại sao cơm, xôi, bánh mì, … khi nhai kỹ sẽ có vị ngọt?
c. Sản phẩm học tập:
– Câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giáo viên cho học sinh nghiên cứu vấn đề và suy nghĩ trả lời câu hỏi. – HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho học sinh quan sát, thảo luận: giám sát ; gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Nhận định và kết luận – Giáo viên nhận xét, nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV dẫn dắt vào bài thực hành. |
– Các câu trả lời của HS. |
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Quan sát để trải nghiệm
a. Mục tiêu:
– SH 2.1; GTHT 3; CC 1.1
b. Nội dung:
– Giáo viên nêu nội dung vấn đề và phân công mỗi nhóm nghiên cứu 1 tình huống.
– Hoàn thành phiếu học tập số 1 (phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c. Sản phầm học tập:
– Câu trả lời của các nhóm, nội dung phiếu học tập và trình bày của nhóm.
STT |
Nội dung vấn đề |
Câu hỏi giả định |
1 |
Cơm, xôi, bánh mì, … khi nhai kỹ sẽ có vị ngọt. |
Khi nhai, có phải cơm, xôi, bánh mì, … sẽ bị phân giải thành đường? |
2 |
Trong dạ dày hầu như không diễn ra quá trình tiêu hóa cacbohydrate. |
Có phải môi trương tỏng dạ dày không thích hợp cho hoạt động của enzym phân giải cacbohydrate? |
3 |
Trời nắng nóng sẽ tăng nguy cơ tử vong do sốc nhiệt. |
Có phải nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể? |
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giáo viên nêu nội dung vấn đề và phân công mỗi nhóm nghiên cứu 1 nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao. – Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. – Học sinh thảo luận hoàn thiện phiếu học tập và trình bày sản phẩm. – Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Giáo viên mời đại diện nhóm trả lời. – Giáo viên mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận định và kết luận – Giáo viên nhận xét câu trả lời, phần trình bày của các nhóm rồi kết luận. |
– Nội dung phiếu học tập số 1. |
Hoạt động 2.2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng mình giả thuyết
a. Mục tiêu:
– SH 2.2; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1.
b. Nội dung:
– Giáo viên nêu nội dung vấn đề và phân công mỗi nhóm nghiên cứu 1 tình huống.
– Hoàn thành phiếu học tập số 2 (phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c. Sản phầm học tập:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 14.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Giáo án Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzym
Giáo án Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Giáo án Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Giáo án Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây