Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 7 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 26 có đáp án: Tình hình xã hội nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa bùng lên ở vùng Ứng Hòa (Hà Tây) năm 1854 do ai lãnh đạo?
A. Phan Bá Vành
B. Lê Văn Khôi
C. Cao Bá Quát
D. Lê Duy Mật
Đáp án : Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo bùng lên ở vùng Ứng Hòa (Hà Tây) năm 1854, mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, nhưng do chưa chuẩn bị đủ lực lượng nên năm 1855 đã bị triều đình đàn áp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?
A. Nạn cường hào ác bác ức hiếp nhân dân
B. Tệ tham quan ô lại
C. Thiên tai, mất mùa
D. Chiến tranh Nam – Bắc triều
Đáp án : Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là do:
– Nhà nước không ngăn chặn được tệ tham quan ô lại.
– Ở nông thôn địa chủ cường hào hoành hành, ức hiếp nhân dân.
– Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
=> Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra trước khi triều Nguyễn được thành lập không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu triều Nguyễn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: “Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh tan hoang đói rét” Những câu thơ trên đã khắc họa hiện tượng gì trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Người chết vì thiên tai, mất mùa
B. Các cuộc khởi nghĩa bị triều đình đàn áp đẫm máu
C. Tệ tham quan ô lại
D. Hậu quả của nạn phu phen, tạp dịch
Đáp án : Những câu thơ trên đã khắc họa hiện tượng chết đói trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Sự bóc lột của cường hào, thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra khiến cho nạn đói xảy ra liên miên, hàng chục vạn người chết đói như ngả rạ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50
B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia từ miền núi đến miền xuôi
C. Đều bị triều đình dập tắt
D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ
Đáp án : Đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX bao gồm:
– Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa dầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trước.
– Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ nhưng người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đên binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.
– Đều bị triều đình đàn áp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến khả năng phòng thủ đất nước?
A. Khả năng phòng thủ bị suy giảm
B. Không còn khả năng phòng thủ
C. Nâng cao khả năng phòng thủ
D. Giữ vững khả năng phòng thủ
Đáp án : Trong bối cảnh các nước thực dân phương Tây đang đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở khu vực châu Á, sự khủng hoảng của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, khả năng phòng thủ đất nước bị suy giảm đáng kể, Việt Nam dần trở thành “miếng mồi béo bở” cho thực dân
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình trong năm 1833 là
A. Phan Bá Vành
B. Lê Văn Khôi
C. Cao Bá Quát
D. Nông Văn Vân
Đáp án : Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình là Lê Văn Khôi. Trong quá trình đàn áp các cuộc khởi nghia theo lệnh của triều đình Nguyễn, nhiều binh sĩ bất bình đã nổi dậy chống đối. Năm 1833, ở Phiên An- Gia Định đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo. Được sự ủng hộ của binh lính và nông dân nhiều nơi, nghĩa quân đã có lúc làm chủ được các tỉnh Nam Kì, nhưng đến năm 1835 thì bị đàn áp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Xã hội Việt Nam đầu thời Nguyễn phân chia thành những giai cấp nào?
A. Thống trị và bị trị
B. Địa chủ phong kiến và nông dân
C. Quý tộc và nông dân
D. Địa chủ và tá điền
Đáp án : Đầu thời Nguyễn, xã hội phân chia thành hai giai cấp là:
– Giai cấp thống trị: vua, quan lại, địa chủ và cường hào
– Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân lao động mà tuyệt đại đa số là nông dân
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
“Con ơi mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” Câu ca dao trên phản ánh hiện trạng gì dưới thời Nguyễn?
A. Tình yêu thương con của bà mẹ
B. Ví quan lại như bọn giặc cướp
C. Tệ tham qua ô lại dưới triều Nguyễn
D. Tình trạng bóc lột nhân dân tàn bạo
Đáp án : Hai câu ca dao trên phản ánh tệ tham qua ô lại dưới triều Nguyễn. Một giám mục người Pháp khi đến Việt Nam đã nhận xét về hiện tượng này như sau: “Dân chúng hết sức khốn khổ, vua và quan lại làm khổ dân một cách kì lạ, công lý này thuộc về tiền bạc, kẻ giàu có thể đánh đập người nghèo mà không sợ bị trừng phạt gì, vì họ tin chắc nhờ tiền bạc họ sẽ thắng kiện”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Cuộc khủng hoảng xã hội nửa sau thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đến nhà nước phong kiến thời Nguyễn?
A. Tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến
B. Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
C. Xu hướng thân phương Tây của triều đình
D. Xu hướng thần phục nhà Thanh của triều đình
Đáp án : Cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XVIII đã khiến nhà nước chuyên chủ phong kiến thời Nguyễn tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến để tạo ra hàng rào, bệ đỡ bảo vệ chế độ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo
A. Lê Duy Mật
B. Nông Văn Vân
C. Lê Văn Khôi
D. Cao Bá Quát
Đáp án : Ở phía Bắc nổi lên cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân vào các năm 1833-1835
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XIX là
A. Sự hùng mạnh của quân đội triều đình
B. Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
C. Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp
D. Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc
Đáp án : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân đầu thế kỉ XIX các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn nên quân đội triều đình có thể dễ dàng đàn áp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
“Trên trời có ông sao Tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành” Những câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cao Bá Quát
B. Phan Bá Vành
Đáp án : Những câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vánh nổ ra vào năm 1821 ở vùng Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình) và mở rộng hoạt động ra các trấn Hải Dương, An Quảng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng điểm khác biệt của phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với những triều đại trước?
A. Số lượng các cuộc đấu tranh lớn hơn rất nhiều
B. Diễn ra liên tục trên khắp cả nước
C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân kể cả binh lính, các dân tộc thiểu số
D. Các phong trào diễn ra liên tục vào cuối triều đại
Đáp án : Điểm khác biệt của phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn so với những triều đại trước được thể hiện ở những điểm sau:
– Số lượng: Lớn (hơn 400 cuộc lớn, nhỏ), nổ ra ngay từ đầu triều đại.
– Quy mô: địa bàn rộng lớn, từ Bắc (Nông Văn Vân, Cao Bá Quát…) vào Nam (Lê Văn Khôi).
– Lực lượng tham gia: phong phú, đông đảo hơn các triều đại trước.
– Mục đích: chung là lật đổ triều đình phong kiến.
– Kết quả: đều thất bại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân cuối thế kỉ XIX cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là
A. Phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến với đường lối đấu tranh đúng đắn
B. Tranh thủ sự suy yếu của triều đình
C. Các phong trào phải có sự đoàn kết với nhau
D. Phải kết hợp giữa nhiệm vụ chống Pháp với chống phong kiến
Đáp án : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại các phong trào đấu tranh của nhân dân cuối thế kỉ XIX là do thiếu một giai cấp lãnh đạo tiến tiến với một đường lối đấu tranh đúng đắn. Hạn chế này quy định hạn chế về lực lượng, quy mô, tính chất của phong trào. Do đó bài học kinh nghiệm quan trọng nhất để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến với một đường lối đấu tranh đúng đắn
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm