Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ – trung đại)
Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 10 dưới đây.
Câu 1 trang 59 SBT Lịch Sử 10: Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.
D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 59 SBT Lịch Sử 10: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.
B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 59 SBT Lịch Sử 10: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ và Trung Quốc.
D. các nước A-rập.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 trang 59 SBT Lịch Sử 10: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
D. Hin-đu giáo, Công giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 5 trang 59 SBT Lịch Sử 10: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 6 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,… được sáng tạo trên Cơ sở học tập loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
B. Chữ Hán của người Trung Quốc.
C. Chữ Nôm của người Việt.
D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 7 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Truyện Kiều là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Quốc ngữ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 8 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ – trung đại?
A. Từ rất xa xưa, cư dân trong khu vực đã biết tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại để phát triển nền văn minh của mình.
B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á.
C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.
D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 9 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
C. Đa số là các công trình Phật giáo.
D. Đều được UNESCO ghi danh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 10 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)?
A. Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.
B. Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc.
C. Đều được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
D. Đều được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2 trang 60 SBT Lịch Sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây.
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: 1. Từ những thế kỷ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII; 2. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV; 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
B. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa trong thời kỳ phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến.
C. Văn minh phương Tây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á từ sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI, đặc biệt từ cuối thế kỉ XVIII khi chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào khu vực này.
D. Trước khi tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn minh bản địa tương đối đặc sắc.
E. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.
G. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.
Lời giải:
– Những câu đúng: A, C, D, G.
– Những câu sai: B, E.
Bài tập 3 trang 61 SBT Lịch Sử 10: Lập bảng hệ thống xây dựng sơ đồ tư duy/trục thời gian thể hiện hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại (tham khảo gợi ý dưới đây).
Giai đoạn |
Điểm nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội |
Nét nổi bật về văn hoá |
Cơ sở nền tảng |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
(*) Sơ đồ trục thời gian:
(*) Bảng hệ thống: hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại
Giai đoạn |
Điểm nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội |
Nét nổi bật về văn hoá |
Cơ sở nền tảng |
Những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ VII |
– Nhiều vương quốc sơ kì được hình thành và bước đầu phát triển, như: Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray-a,… |
– Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á thể hiện rõ nét. |
– Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước – Các giá trị văn hoá – văn minh bản địa,… |
Thế kỉ VII – XV |
– Các quốc gia phong kiến hình thành và phát triển |
– Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa. |
|
Thế kỉ XVI – XIX |
– Các vương triều phong kiến suy yếu trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây |
– Có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu. |
Bài tập 4:
Câu 4.1 trang 61 SBT Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Tên thành tựu |
Lĩnh vực |
Niên đại |
Quốc gia |
Ý nghĩa/giá trị |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Phần 4.1
(*) Bảng thống kê: một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á
Thành tựu |
Lĩnh vực |
Niên đại |
Quốc gia |
Ý nghĩa/ giá trị |
Thờ thần Lúa |
Tín ngưỡng |
Đầu Công nguyên |
– Lào – Inđônêxia – Thái Lan; – Việt Nam… |
– Thần Lúa được coi là vị thần bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp => là biểu hiện của nền văn minh bản địa ở Đông Nam Á |
Đền Bôrôbuađua |
Kiến trúc |
Thế kỉ IX |
Inđônêxia |
– Là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới |
Chữ Chăm cổ |
Chữ viết |
Thế kỉ IV |
Chăm-pa |
– Thể hiện tính dân tộc, sự sáng tạo của cư dân |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Kiến trúc |
Thế kỉ IV – XI |
Chăm-pa |
– Là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm-pa xưa |
Truyện Kiều |
Văn học |
Thế kỉ XIX |
Việt Nam |
Là một trong những kiệt tác văn học của Việt Nam thời trung đại |
Câu 4.2 trang 61 SBT Lịch Sử 10: Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, em hãy chứng minh giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Lời giải:
Phần 4.2. Giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á:
– Hình thành những giá trị văn hoá tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, khu vực,… được trao truyền, bảo tồn đến ngày nay, tạo nên bức tranh văn hoá thống nhất trong đa dạng,…
– Nhiều thành tựu văn hoá vật chất vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay,…
Bài tập 5 trang 61 SBT Lịch Sử 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi sau.
a) Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ?
b) Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á Việt Nam để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao em lựa chọn giới thiệu thành tựu đó?
Lời giải:
Yêu cầu a) Vì những giá trị trường tồn của nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại đế lại,… nên hành trình trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản” là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ.
Yêu cầu b) Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu: tín ngưỡng thờ cúng người đã mất của cư dân Đông Nam Á. Vì:
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng người đã mất là sợi dây nối liền quá khứ – hiện tại – tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.
+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt (được hình thành từ rất sớm, khoảng những thế kỉ trước Công nguyên, qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất không hề bị lãng quân hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay)
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ – trung đại)
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Bài 12: Văn minh Đại Việt
Đề kiểm tra giữa học kì 2