Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LỊCH SỬ 10 – BÀI 20. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
Nho giáo
o Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống
của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không
phổ biến trong nhân dân.
Đạo Phật
o Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng
khắp nơi, sư sãi đông.
o Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – KỸ THUẬT
1. Giáo dục:
1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và
người tài.
Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng
cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Xem thêm