Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 2: Xã hội nguyên thủy Lịch sử lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy:
LỊCH SỬ 10 BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Đời sống bầy người nguyên thủy
1. Thị tộc – bộ lạc
– Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
– Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên. Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
Chế tác công cụ kim loại
– Con người tìm và sử dụng kim loại
+ Khoảng 5.500 năm trước đây – đồng đỏ.
+ Khoảng 4.000 năm trước đây – đồng thau.
+ Khoảng 3.000 năm trước đây – sắt.
– Hệ quả
+ Năng suất lao động tăng
+ Khai thác thêm đất đai trồng trọt
+ Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
– Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung -> tư hữu xuất hiện
– Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
-> Xã hội phân chia giai cấp
Phần 2: 43 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Câu 1: Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là
A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.
B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
C. Có quan hệ gắn bó với nhau.
D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.
Đáp án : Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
=> Bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
A. Tây Á và Nam Âu
B. Trung Quốc, Việt Nam.
C. Đông Phi và Bắc Á
D. Đông Nam Á.
Đáp án : Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết sử dụng đồng?
A. Tây Á và Nam Âu.
B. Tây Âu và Nam Mĩ.
C. Tây Á và Ai Cập.
D. Đông Nam Á.
Đáp án : Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ – khoảng 5500 trước đây.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt.
B. Đồng thau.
C. Đồng đỏ
D. Thiếc.
Đáp án : Đồng đỏ là kim loại được sử dụng sớm nhất vào khoảng 5500 năm trước đây => đồng thau: khoảng 4000 năm trước đây => đồ sắt: khoảng 3000 năm trước đây.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Đồ sắt ra đời vào thời gian nào?
A. 5000 năm trước đây
B. 5500 năm trước đây
C. 3000 năm trước đây
D. 4000 năm trước đây
Đáp án : Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Trong một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, ven suối, …. thường không chỉ có thị tộc mà còn có
A. bầy người nguyên thủy.
B. công xã nguyên thủy.
C. các bộ lạc.
D. các nhóm người.
Đáp án : Trong một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, ven suối, … thường không chỉ có thị tộc mà còn có các bộ lạc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Thị tộc được hình thành
A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
Đáp án : Đến giai đoạn Người tinh khôn, số dân đã tăng lên, từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc, những người “cùng họ”.
=> Thị tộc được hình thành từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Thị tộc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là
A. nhóm người có chung dòng máu
B. nhóm người hơn 10 gia đình
C. nhóm người cùng sống với nhau
D. nhóm người sống ở cùng địa bàn
Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồn 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Thế nào là thị tộc?
A. Là nhóm người hơn 10 gia đình
B. Là nhóm người có chung dòng máu
C. Là nhóm người cùng sống với nhau
D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn
Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Bộ lạc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Đáp án : Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm