Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 18. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X – XVIII
- Trình bày được những nội dung chính của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến
- Phân tích và rút ra nhận xét, so sánh kinh tế nước ta qua các thời kỳ
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được.
- Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện
3. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét.
- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH :
– Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, phân tích lược đồ.
2. Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình nông nghiệp thế ký X- XV ( Cá nhân). Bước 1: GV: Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỷ X – XV? HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung, kết luận. GV có thể giải thích thêm về phép quân điền chia ruộng công ở các làng xã dưới thời Lê, một chính sách ruộng đất công ở thời kỳ phong kiến, tác dụng của phép quân điền. Bước 2: – GV: Minh họa bằng đoạn trích trong chiếu của Lý Nhân Tông (trang 83) và sự phong phú của các giốn cây nông nghiệp ngoài lúa nước. GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển nông nghiệp X – XV? Do đâu nông nghiệp phát triển? Tác dụng của sự phát triển đó? Vai trò của nhà nước? – HS suy nghĩ và trả lời. – GV kết luận. – GV minh họa bằng những câu thơ.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình thủ công nghiệp thế kỷ X- XV (nhóm nhỏ). Bước 1: GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (theo cặp). GV: Trình bày biểu hiện của sự phát triển TCN nước ta thế kỷ X- XV? HS thảo luận trong 4 phút, trả lời. HS khác nghe, bổ sung GV nhận xét bổ sung, kết luận về sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân. Bước 2: GV có thể sưu tầm một số tranh ảnh, chuông, tượng, đồ gốm, hình rồng… để minh họa cho HS thấy được sự phát triển của ngành nghề thủ công cả về số lượng và chất lượng.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình thương nghiệp nước ta thế kỷ X-XV Bước 1: GV: Sự phát triển nội thương và ngoại thương đương thời? HS theo dõi SGK và phát biểu. GV bổ sung, kết luận về sự phát triển mở rộng nội, ngoại thương. Bước 2: GV minh họa bằng lời nhận xét của sứ giả nhà Nguyễn (SGK ) – GV dùng tư liệu SGK để minh họa, kết hợp một số tranh ảnh sưu tầm về sự sầm uất của bến cảng đương thời. – GV bổ sung. |
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp – Diện tích đất ngày càng mở rộng: + Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển. + Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang. + Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền. – Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. + Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên. + 1248, nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ. – Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp. + Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp. + Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp * Thủ công nghiệp trong nhân dân: – Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Các ngành nghề thủ công ra đời như; Thổ Hà, Bát Tràng. * Thủ công nghiệp nhà nước – Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) . – Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
3. Mở rộng thương nghiệp * Nội thương: – Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. – Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) – Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công. * Ngoại thương – Thời Lý – Trần ngoại thương khá phát triển – Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
|
3.Hoạt động luyện tập
GV khái quát lại tình hình kinh tế nước ta thế kỷ X – XVIII trên các lĩnh vực.
4.Hoạt động vận dụng và mở rộng:
GV yêu cầu hs sưu tầm thơ văn, tư liệu về kinh tế trong giai đoạn này.
III. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
Đọc trước nội dung bài mới: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm về tìm hiểu trước các cuộc kháng chiến.
Xem thêm