Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại
I. Cơ sở hình thành
Câu hỏi trang 45 Lịch sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 SGK trang 44
B2: Các từ khóa: bán đảo, giáp biển, thung lũng sông Ấn, lưu vực sông Hằng, trung tâm văn minh.
Trả lời:
Văn minh Ấn Độ được tạo dựng từ lưu vực 2 dòng sông là sông Ấn và sông Hằng
– Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển, khí hậu nhiệt đợt gió mùa.
– Phía bắc là khu vực đồi núi có dãy Himalaya, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.
– Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi phát tích của những trung tâm văn minh.
– Khu vực phía Nam có cao nguyên Đê-can, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.
Câu hỏi trang 45 Lịch sử 10: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 SGK trang 45.
B2: Các từ khóa: cư dân bản địa, người Ha-ráp-pan, người A-ri-an, người Đra-vi-đa.
Trả lời:
Sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ xuất phát từ sự du nhập của nhiều tộc người khác nhau
– Cư dân bản địa sống ở lưu vực sông Ấn vào từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, được gọi là người Ha-ráp-pan.
– Người A-ri-an gốc I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN.
– Phía nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an, các thời kì sau đó có sự du nhập của người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,…
Câu hỏi trang 46 Lịch sử 10: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 SGK trang 46.
B2: Các từ khóa: nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Trả lời:
Kinh tế Ấn Độ thời cổ – trung đại với nền kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
– Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập).
– Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch,…) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
– Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các ngành nghề như luyện kim, gốm, dệt,…
– Giao thương trong và ngoài nước phát triển, đơn vị đo lường thống nhất. Thị trường buôn bán mở rộng và mặt hàng vô cùng phong phú.
Câu hỏi trang 46 Lịch sử 10: Trình bày bối cảnh chính trị – xã hội của văn minh Ấn Độ cổ – trung đại.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-3 SGK trang 46.
B2: Các từ khóa: thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV, quốc gia, vương triều, thế kỉ IV, chế độ phong kiến, vong triều Mô-gôn.
Trả lời:
– Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố.
– Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa.
– Trong khoảng thế kỉ VI TCN đến giữa thế kỉ IV các quốc gia cổ đại và vương triều được thành lập.
– Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Mô-gôn.
– Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Câu hỏi 1 trang 47 Lịch sử 10: Dựa vào Hình 8.8, em hãy tìm hiểu và cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết từ Ấn Độ.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 46
B2: Các từ khóa: kí tự cổ, 3000 con dấu, chữ Phạn.
Trả lời:
– Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.
– Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn,người Khơ-me sinh sống chủ yếu ở Cam-pu-chia và một số nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan.
Câu hỏi 2 trang 47 Lịch sử 10: Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là gì?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 47
B2: Các từ khóa: bách khoa toàn thư, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, mối tình đẹp.
Trả lời:
– Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi đồ sộ lớn nhất và được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống tư tưởng, tôn giáo, xã hội của Ấn Độ cổ đại.
– Khi nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại thì sử thi Ma-ha-bha-ra-ta là một tư liệu gốc vô cùng quan trọng.
– Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.
– Ramayana (Kỳ tích của Hoàng tử Rama) là bộ sử thi lớn thứ hai, sau Mahabharata của Ấn Độ cổ đại và cũng trở thành Thánh Kinh đối với người Ấn Độ từ ngàn xưa.
Câu hỏi 1 trang 48 Lịch sử 10: Hãy nêu cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 47
B2: Các từ khóa: thiên niên kỉ I TCN, kinh Vê-đa, luân hồi, nghiệp báo, đẳng cấp.
Trả lời:
– Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.
– Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.
– Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.
Câu hỏi 2 trang 48 Lịch sử 10: Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước ở châu Á?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 48.
B2: Tìm kiếm các sách tham khảo với từ khóa “Sự phát triển của Phật giáo Châu Á”, “Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc”,…
Trả lời:
– Vì sự quan tâm của dân địa phương đối với đức tin của thương nhân nước ngoài đối với đạo Phật.
– Đôi khi, các nhà cai trị chấp nhận Phật giáo để đem đạo đức đến với người dân, nhưng không ai bị bắt buộc phải cải đạo
– Bất kỳ khi nào đến với nền văn hóa mới thì các phương tiện và phong cách của đạo Phật sẽ được sửa đổi để phù hợp với tâm lý của người dân địa phương, mà không ảnh hưởng đến những điểm trọng yếu về trí tuệ và lòng bi.
Câu hỏi trang 49 Lịch sử 10: Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-3 trang 48.
B2: văn minh Ấn Độ, kiến trúc Phật giáo, kiến trúc Hin-đu giáo, kiến trúc Hồi giáo
Trả lời:
– Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
– Tuy nhiên vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.
Câu hỏi trang 50 Lịch sử 10: Những thành tựu nào về khoa học, kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển của khoa học nhân loại?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-4 trang 50.
B2: Các từ khóa: thiên văn học, toán học, 10 chữ số, vật lí, hóa học, y học.
Trả lời:
– Thiên văn học: Người Ấn Độ sáng tạo ra lịch, 12 tháng/năm, 30 ngày/tháng. Nhận thức chính xác hình dạng Trái Đất, các hành tinh trong hệ mặt trời.
– Toán học: sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số, sáng tạo ra số 0, tính được chính xác số
– Vật lí: nếu ra thuyết Nguyên tử, biết được lực hút của Trái Đất.
– Hóa học: sớm ra đời và phát triển ở Ấn Độ do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da,…
– Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mệ, phẫu thuật, sử dụng các thảo mộc,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 51)
Luyện tập 1 trang 51 Lịch sử 10: Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 SGK trang 44, 45
B2: Các từ khóa: thung lũng sông Ấn, lưu vực sông Hằng, trung tâm văn minh, cư dân bản địa, người Ha-ráp-pan, người A-ri-an, người Đra-vi-đa.
Trả lời:
Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ: Điều kiện tự nhiên và dân cư, trong đó điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng nhất
Điều kiện tự nhiên:
– Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển, khí hậu nhiệt đợt gió mùa.
– Phía bắc là khu vực đồi nũi có dãy Himalaya, nơi khởi nguồn của những con sông lớn.
– Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi phát tích của những trung tâm văn minh.
Dân cư:
– Cư dân bản địa sống ở lưu vực sông Ấn vào từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, được gọi là người Ha-ráp-pan.
– Người A-ri-an gốc I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN.
– Phía nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an, các thời kì sau đó có sự du nhập của người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,…
Luyện tập 2 trang 51 Lịch sử 10: Nền văn minh Ấn Độ có những thành tựu nào nổi bật? Trong những thành tựu ấy, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc mục II.
Trả lời:
STT |
Lĩnh vực |
Thành tựu |
1 |
Văn hóa |
Chữ Phạn |
2 |
Văn học |
sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na |
3 |
Tôn giáo |
Hin-du giáo, Phật giáo |
4 |
Kiến trúc |
Lăng Ta-giơ Ma-han, tháp Cu-túp Mi-na,… |
5 |
Khoa học |
Sáng tạo ra hệ thống số 10 chữ số |
Ấn Độ là quê hương của Phật giáo. Từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Cam-pu-chia,… do đó đác tác động rất lớn đến tiến trình lịch sử và văn minh của các quốc gia này.
Vận dụng 1 trang 51 Lịch sử 10: Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn được tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
B1: Tham khảo sách báo, internet về các di sản văn hóa của Ấn Độ.
B2: Xây dựng bài thuyết trình.
Trả lời:
Tham quan đền Taj Mahal:
– Đây là bảy kì quan thế giới đương đại.
– Có rất nhiều câu chuyện lí thú về ngôi đền này: như là ngôi đền được Vua Shah Jahan cho xây dựng làm món quà tình yêu gửi tặng đến vị hoàng hậu Muntaz Mahal – người mà đức vua yêu thương nhất.
– Lăng Taj Mahal được xây chính bằng đá trắng cẩm thạch và nhiều loại đá quý từ khắp nơi trên thế giới nên lăng mộ luôn màu sắc biến đổi thần kỳ trong ngày nhờ sự thay đổi các loại đá quý tùy thuộc vào ánh sáng.
Vận dụng 2 trang 51 Lịch sử 10: Thực hiện dự án Hành trình kết nối di sản: em hãy lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.
Phương pháp giải:
B1: Tham khảo sách báo, internet về đề tài dự án
B2: Xây dựng bài thuyết trình.
Trả lời:
Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa).
– Niên đại của bia Võ Cạnh được xác định vào thế kỉ II – III SCN.
– Tấm bia Võ Cạnh cho biết về quá trình hình thành và hợp nhất vương quốc Chăm Pa. Theo đó, vương quốc được hình thành từ hai tiểu quốc Nam Chăm và Bắc Chăm. Nam Chăm có thủ phủ tại Panduranga, tức vùng Phan Rang ngày nay. Bắc Chăm (theo sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) đóng ở Simhapura, tức vùng Trà Kiệu ngày nay. Sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ 7 hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Chăm Pa, chọn Simhapura làm thủ phủ.
– Trong xu hướng đó, tiếng Phạn đã trở thành ngôn ngữ bác học của Chămpa. Nó được giới tinh hoa bao gồm quý tộc và tu sĩ sử dụng rộng rãi, chuyển tải những trào lưu tôn giáo, triết học đương thời của Ấn Độ đến với vương quốc này.
– Nghiên cứu bia Võ Cạnh kết hợp với sử liệu cho thấy, tuy ngày nay Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Chăm Pa nhưng trong lịch sử nó rất quan trọng trong đời sống tộc người này.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại
Bài 9: Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại
Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng
Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại