Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 16: Văn minh Chăm – pa
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 trang 95 SGK.
B2: Xác định được:
– Giới hạn lãnh thổ Cham-pa
– Địa hình, khí hậu Chăm-pa
Trả lời:
– Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xem kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển.
– Địa hình bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.
– Khí hậu khắc nghiệt, thời tiết khô nóng và thường phải chịu những trận bão lụt thường xuyên.
– Tuy nhiên ở đây cũng được thiên nhiên ưu đãi khi có khá nhiều nguồn lợi như lâm thổ sản, khoáng sản, nhiều vịnh, cảng tốt.
2. Dân cư và xã hội
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 trang 95 SGK.
B2: Các từ khóa: ngữ hệ Nam Đảo, chế độ mẫu hệ.
Trả lời:
– Chư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo, cộng đồng người Chăm vẫn còn bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ.
– Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình 3 trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).
3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-3 trang 95 SGK.
B2: Các từ khóa: văn hóa Sa Huỳnh, thương nhân, tiếp thu chọn lọc.
Trả lời:
– Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (V TCN), thông qua tầng lớp thương nhân văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa trên tất cả các lĩnh vực.
– Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị, xã hội Chăm-pa.
– Sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Tổ chức nhà nước
Câu hỏi trang 96 Lịch sử 10: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm-pa cổ đại
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 96 SGK.
B2: Mô tả các cấp từ trung ương đến địa phương.
Trả lời:
– Năm 192, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân lật giành lại độc lập từ tay nhà Hán, thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa.
– Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
– Ở Trung ương:
+ Đứng đầu là vua, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ).
– Ở địa phương, đội ngũ ngoại quan quản lý các châu – huyện – làng.
2. Chữ viết
Câu hỏi trang 96 Lịch sử 10: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-2 trang 96 SGK.
B2: Xác định được ảnh hưởng chữ viết của Ấn Độ đến Chăm pa; Quá trình sáng tạo và hoàn thiện chữ viết Chăm-pa.
Trả lời:
– Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ gọi là A-kha Ha-y-áp.
– Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.
3. Đời sống vật chất
Câu hỏi trang 97 Lịch sử 10: Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-3 trang 96, 97 SGK.
B2: Xác định:
– Kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm pa
– Ăn, mặc, ở của cư dân Chăm-pa
Trả lời:
– Cư dân Chăm-pa biết trồng các loại lúa ngắn ngày có khả năng chịu khô hạn, các loại cây hoa màu và bông vải.
– Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, thủy tinh,…
– Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển, các thương cảng như Đại Chăm, Cù lao Chàm,…đóng vai trò quan trọng trên đường mậu dịch biển quốc tế.
– Người Chăm xây nhà bằng gỗ hoặc gạch nung.
– Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu.Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.
4. Đời sống tinh thần
Câu hỏi 1 trang 98 Lịch sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-4 trang 97, 98 SGK.
B2: Nêu thành tựu trên các lĩnh vực: văn học, tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc điêu khắc, âm nhạc, phong tục tập quán…
Trả lời:
– Văn học:
+ Văn học dân gian Chăm-pa rất phong phú về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết,…Sư thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lý Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
+ Văn học viết có các trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,…được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.
– Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Chăm-pa thịnh hành tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.
+ Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa, Phật giáo Đại thừa phát triển trong 2 thế kỉ IX và X.
+ Từ thế kỉ XII – XIV, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.
– Kiến trúc, điêu khắc:
+ Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), tháp Mỹ Khánh (Huế),…
+ Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp.
– Âm nhạc:
+ Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống.
+ Người Chăm đã chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo khác nhau.
– Phong tục tập quán:
+ Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.
+ Tập tục mai táng có phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
Câu hỏi 2 trang 98 Lịch sử 10: Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-4 trang 97, 98 SGK.
B2: Quan sát hình 16.5 từ đó thấy được nghệ thuật chạm khắc đá đặc sắc của người Chăm cổ.
Trả lời:
– Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm-pa.
Luyện tập và Vận dụng (trang 99)
Luyện tập trang 99 Lịch sử 10: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa
Phương pháp giải:
Xem lại câu trả lời 1 mục II-4 và đọc lại mục II
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Sự ra đời nhà nước |
– Đầu năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân đã nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa). – Tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông cổ đại |
Kinh tế |
– Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công. – Giỏi buôn bán bằng đường biển, nhiều cảng thị ra đời |
Chữ viết |
– Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. – Chữ Chăm cổ được coi là chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á. – Hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay. |
Đời sống vật chất |
– Người Chăm xây nhà bằng gỗ hoặc gạch nung. – Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quấn váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu.Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn. |
Đời sống tinh thần |
– Văn học Chăm-pa rất phong phú về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,… – Tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực. – Tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo… – Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp. – Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống |
Vận dụng trang 99 Lịch sử 10: Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó
Phương pháp giải:
Tham khảo các sách báo và internet về trang phục phụ nữ Chăm:
– Những chi tiết cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm
– Đặc điểm trang phục: màu sắc trang phục, trang trí…
Trả lời:
Nét đẹp trang phục của phụ nữ Chăm
– Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống hoàn chỉnh phải hội tụ đủ các yếu tố gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng. Khi khoác lên, những trang phục ấy tạo cho người phụ nữ Chăm dáng vẻ quyến rũ và duyên dáng đến lạ kỳ.
– Ngày nay do có sự cách điệu về màu sắc nên váy và áo thường may cùng màu với nhau nhưng hơi khác nhau về độ đậm nhạt giúp trang phục hài hòa, sáng tạo và độc đáo hơn.
– Trang phục phụ nữ Chăm là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, từ những tua sợi vải màu đỏ làm đẹp cho đôi tai, những hạt cườm óng ánh được xâu thành chuỗi tô điểm cho nét duyên vùng cổ đến những dây thắt lưng rực rỡ hoa văn giúp những đường cong thiếu nữ thêm duyên dáng, gợi cảm.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Bài 17: Văn minh Phù Nam
Bài 18: Văn minh Đại Việt
Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam