Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
I. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Câu hỏi trang 67 Lịch sử 10: Vì sao Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 trang 66 SGK.
B2: Các từ khóa: cách mạng tư sản, khoáng sản, vốn, nhân công.
Trả lời:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vì những lí do sau:
– Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
– Anh có nguồn khoáng sản dồi dào, có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.
– Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX với những phát minh kĩ thuật đầu tiên trong ngành dệt.
Câu hỏi 1 trang 68 Lịch sử 10: Nêu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 trang 67 SGK.
B2: Các từ khóa: máy kéo sợi, máy dệt vải, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.
Trả lời:
Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
– Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni.
– Năm 1785, Ét-mơn Các-rai cho ra đời máy dệt vải chạy bằng sức nước, làm tăng năng suất dệt lên tới 40 lần so với dệt tay.
– Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước, góp phần tăng tốc độ sản xuất và năng suất lao động.
– Năm 1885, H. Bét-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
– Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.
– Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mĩ phát triển mạnh.
– Năm 1807, R. Phơn-tơn chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Câu hỏi 2 trang 68 Lịch sử 10: Dựa vào thông tin trong bài, giải thích vì sao máy hơi nước ra đời đã mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-2 trang 67 SGK.
B2: Các từ khóa: tăng tốc độ sản xuất, năng suất lao động, ngành chế tạo máy.
Trả lời:
– Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước, góp phần tăng tốc độ sản xuất và năng suất lao động.
– Sự phát triển của máy hơi nước khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa trên thế giới từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
– Động cơ hơi nước đã tạo điều kiện cho áp dụng rộng rãi máy móc vào các dây chuyền sản xuất trên khắp nước Anh, sau đó là Mỹ và toàn thế giới.
– Ứng dụng của máy hơi nước nhanh chóng ra ngoài phạm vi khai thác mỏ, chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp khác từ gia công kim loại cho đến dệt may.
– Động cơ hơi nước giúp các nhà máy sản xuất có thể xây dựng ở bất kỳ đâu, ngoài việc dùng làm nguồn cung năng lượng cho các công xưởng, máy hơi nước còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
– Đây là tiền đề quan trong cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
II. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Câu hỏi trang 68 Lịch sử 10: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 68 SGK.
B2: Các từ khóa: công nghiệp hóa, ngành điện, vận tải.
Trả lời:
– Nửa sau thế kỉ XIX, nhiều thành tựu khoa học và kỹ thuật mới xuất hiện, quan trọng nhất là sự ra đời của động cơ điện và động cơ đốt trong, dẫn đến sự hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
– Nhờ những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mà nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
– Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ thập niên 70 của thế kỉ XIX đến năm 1914, trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra mạnh mẽ.
Câu hỏi trang 69 Lịch sử 10: Nêu thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục II-1 trang 68, 69 SGK.
B2: Các từ khóa: các phát minh về điện, điện thoại, dầu mỏ.
Trả lời:
– Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về điện:
+ Năm 1832, H. Pi-xi đã phát minh ra máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động của máy phát điện của Pha-ra-đây.
+ Năm 1876, A-lếch-xan-đơ G. Ben đã phát minh ra điện thoại đầu tiên.
+ Các phát minh về động cơ dòng điện một chiều và xoay chiều đã mở ra quá trình điện khí hóa sản xuất.
– Dầu mỏ được phát hiện góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí:
+ Năm 1885, Đức đã phát triển ô-tô sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu.
+ Năm 1889, Giô-dép Đây phát minh ra động cơ đốt trong.
+ Sự phát minh ra ô-tô và máy bay đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Câu hỏi 1 trang 70 Lịch sử 10: Trình bày ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục III-1 trang 70 SGK.
B2: Các từ khóa: thị trường hóa, nhu cầu ngày càng cao, nền sản xuất lớn.
Trả lời:
– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới.
– Thúc đẩy quá trình xã hội hóa hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
– Nền sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, làm thay đổi cách thức lao động của con người.
Câu hỏi 2 trang 70 Lịch sử 10: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đã tác động đến các lĩnh vực xã hội và văn hóa như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục III-2, 3 trang 70 SGK.
B2: Các từ khóa: quá trình đô thị hóa, tư sản và vô sản, sự bóc lột, quan hệ quốc tế, lối sống công nghiệp.
Trả lời:
– Về xã hội:
+ Các cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành nhiều đô thị quy mô lớn.
+ Cơ cấu xã hội thay đổi, hình thành hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản.
+ Sự bóc lột của tư sản đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, tạo điền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Về văn hóa:
+ Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hóa toàn cầu.
+ Đời sống tinh thần của người dân ở các nước tư bản cũng được nâng cao.
+ Đưa đến hình thành một lối sống, tác phong công nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
Luyện tập và Vận dụng (trang 70)
Luyện tập 1 trang 70 Lịch sử 10: Theo em động lực chính của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại mục I-1 trang 66, 67 và mục II-1 trang 68 SGK.
Trả lời:
– Động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đó chính là việc phát minh và ứng dụng rộng rãi động cơ hơi nước.
– Động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu là phát minh và sử dụng động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện.
=> Động lực chính của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là bắt nguồn từ những phát minh kĩ thuật của con người, những phát minh đó lại bắt nguồn từ chính những nhu cầu của con người trong đời sống và sản xuất.
Luyện tập 2 trang 70 Lịch sử 10: Em hãy chọn và kể tên một số thành tựu cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có ảnh hưởng đến lịch sử văn minh thế giới. Giải thích lí do.
Phương pháp giải:
Đọc lại mục I-2 trang 67 và mục II-1 trang 68, 69 SGK.
Trả lời:
Những thành tựu của cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có tác động đến lịch sử văn minh thế giới là: tìm ra dầu mỏ, phát minh ra điện, phát minh ra điện thoại.
– Việc tìm ra dầu mỏ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, những ứng dụng của dầu mỏ cho thấy nguồn năng lượng này đem đến khả năng mở rộng sản xuất lên gấp nhiều lần so với động cơ hơi nước. Từ khi tìm kiếm ra dầu mỏ, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất, sinh hoạt của con người đều phụ thuộc vào nó cho đến ngày nay.
Thậm chí dầu mỏ ngày nay còn là một trong những nguyên nhân quan trọng trong các cuộc tranh chấp, xung đột quốc tế.
– Phát minh ra điện thoại là một cuộc cách mạng về thông tin và viễn thông, nó đã rút ngắn khoảng cách địa lý trên thế giới. Việc phát minh ra điện thoại là bước đầu tiên để con người tiếp tục nghiên cứu và phát triển mạng viễn thông tăng cường tốc độ và phạm vi kết nối, phủ sóng.
– Việc phát minh ra điện đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất. Đầu tiên là làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục theo dây chuyền, đồng thời năng lượng điện cũng là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường do đó thúc đẩy con người nghiên cứu phát triển các công cụ sử dụng điện thay thế cho dầu mỏ để bảo vệ môi trường. Đến ngày nay, mọi mặt sản xuất, sinh hoạt của đời sống con người hoàn toàn phụ thuộc vào điện.
Vận dụng 1 trang 70 Lịch sử 10: Có quan điểm cho rằng: “Sự ra đời của máy bay trong Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã thúc đẩy kết nối mạnh mẽ các quốc gia trên thế giới”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Phương pháp giải:
B1: So sánh vai trò của phát minh máy bay và phát minh điện thoại đều là những phát minh có tính kết nối
B2: Chứng minh nhận định.
Trả lời:
– Việc phát minh ra máy bay của con người đầu tiên chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là thỏa mãn khát vọng được bay lên như loài chi và khám phá bầu trời.
– Các nhà khoa học quân sự nhận thấy trong tương lai gần, máy bay sẽ là cú đấm thép trên chiến trường và là át chủ bài trong quân đội nên đề nghị chính phủ khẩn trương chi ngân sách chế tạo máy bay.
– Máy bay được phát minh đã rút ngắn đi rất nhiều quãng đường di chuyển của con người đi từ vùng này sang vùng khác thậm chí đi từ châu lục này sang châu lục khác.
– Ngày nay phương tiện vận tải chính khi di chuyển nước ngoài là máy bay.
Vận dụng 2 trang 70 Lịch sử 10: Em hãy chọn và phân tích một thành tựu văn minh trong hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và việc học tập của bản thân
Phương pháp giải:
Xem lại câu 2 phần luyện tập
Trả lời:
Thành tựu văn minh của cách mạng công nghiệp thời cận đại có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày và việc học tập của bản thân là phát minh ra điện
– Điện ngày nay có vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt và học tập của bản thân em.
– Mỗi vật dụng hàng ngày từ sinh hoạt cá nhân và học tập của em đều dùng đến điện, đặc biệt trong thời gian phải học tập online do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chiếc laptop là vật dụng không thể thiếu đối với em.
– Những lúc mất điện cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản thân và gia đình em bị đảo lộn hoàn toàn. Mọi việc đều hết sức khó khăn.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng
Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại
Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại