Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 1 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những loại dịch vụ tín dụng nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây.
Trả lời:
– Ảnh 1: Tín dụng ngân hàng
– Ảnh 2: Tín dụng thương mại
– Ảnh 3: Tín dụng nhà nước
– Ảnh 4: Tín dụng ngân hàng
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bảng 1. Lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Kì hạn |
Cá nhân |
Doanh nghiệp |
Không kì hạn |
0,10% |
0,20% |
1-2 tháng |
3.10% |
3.00% |
3-5 tháng |
3.40% |
3.30% |
6-8 tháng |
4,00% |
3.70% |
9-11 tháng |
4,00% |
3,70% |
12-17 tháng |
5,60% |
4,90% |
18-24 tháng |
5,60% |
4,90% |
Bảng 2. Lãi suất cho vay của Ngân hàng A từ tháng 01 năm 20xx
Sản phẩm |
Lãi suất (%/năm) |
Mức vay tối đa |
Thời hạn |
Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở |
7,00% |
85% nhu cầu |
15 năm |
Tiêu dùng trả góp |
7,00% |
80% chi phí |
5 năm |
Cầm cố giấy từ có giá |
7,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Mua phương tiện đi lại |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Hạn mức tín dụng dành cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ |
6,00% |
200 triệu đồng |
3 năm |
Hỗ trợ du học |
7,00% |
85% chi phí |
Linh hoạt |
Lưu vụ đối với nông dân |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn ngắn phục vụ sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
1 năm |
Vốn đầu tư cố định sản xuất kinh doanh |
6,00% |
Linh hoạt |
Linh hoạt |
a) Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của Ngân hàng A (nhận gửi, cho vay) được thực hiện như thế nào.
b) Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết tín dụng ngân hàng có những đặc điểm gì. Hãy so sánh lãi suất gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay của ngân hàng trong thông tin trên.
Trả lời:
Yêu cầu a) Hoạt động tín dụng ngân hàng A được thực hiện bằng cách vay tín chấp/vay thế chấp dành cho cá nhân và doanh nghiệp với mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau.
Yêu cầu b) Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
– Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.
– Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân, tổ chức như tín dụng thương mại.
– Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội
– Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều được.
– Gửi tiết kiệm có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng.
Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bố của Minh dự định mua một chiếc ô tô để kinh doanh dịch vụ chở khách và đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng để vay số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất × %/năm trong 5 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của Minh đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay tín chấp.
B. Vay thế chấp.
C. Vay trả góp.
D. Vay trả chậm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình bạn X dự định mua nhà mới nhưng còn thiếu 200 triệu đồng. Bố của X đã mang căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận lương hằng tháng đến ngân hàng để vay tiền số tiền trên. Nhân viên ngân hàng cho biết bố của X là công chức nhà nước, có thu nhập ổn định nên có thể vay không cần đảm bảo trong thời hạn 1 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của X đã sử dụng.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vay trả góp.
B. Vay không hoàn trả.
C. Nay tín chấp.
D. Vay thế chấp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 5 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tín dụng nhà nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.
B. Hoạt động tín dụng nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.
C. Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
D. Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán các khoản cho vay.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 6 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về tín dụng thương mại?
(Khoanh tròn trước những câu em lựa chọn)
A. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hóa, trả góp hoặc trả chậm.
B. Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và chủ thể tiêu dùng.
C. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là tiền tệ.
D. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).
E. Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm.
G. Người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.
Trả lời: Chọn đáp án: A, D, G
Bài tập 7 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh T dùng thẻ tín dụng do ngân hàng cấp để trả tiền mua sắm quần áo. Căn cứ vào mức lương của anh T là 10 triệu đồng, ngân hàng cho phép anh T sử dụng dịch vụ thẻ với hạn mức tín dụng là 40 triệu đồng. Sau một thời gian theo thoả thuận, anh T phải thanh toàn lại cho ngân hàng. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiên đã vay, anh T sẽ phải chịu lãi.
a) Em hãy xác định các hình thức tín dụng ngân hàng được các cấp ở trường hợp trên và cho biết đặc điểm của hình thức đó.
b) Theo em, sử dụng thẻ tín dụng có ưu điểm và hạn chế gì?
Trả lời:
Yêu cầu a) Hình thức tín dụng ngân hàng: Thẻ tín dụng
– Đặc điểm của thẻ tín dụng: là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thẻ), cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vì hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.
Yêu cầu b)
– Ưu điểm:
+ Thanh toán tiện lợi, nhanh chóng.
+ Hạn chế rủi ro.
+ Thanh toán linh hoạt.
+ Nhiều chương trình ưu đãi.
– Nhược điểm:
+ Các loại phí phạt.
+ Rủi ro đánh cắp thông tin.
+ Chi tiêu quá đà, mất kiểm soát và không đủ khả năng chi trả.
Bài tập 8 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại theo các tiêu chí dưới đây.
Tiêu chí |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
1. Chủ thể liên quan |
|
|
2. Đối tượng |
|
|
3. Lãi suất |
|
|
4. Thời hạn |
|
|
5. Tiêu chí khác |
|
|
Trả lời:
Tiêu chí |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
1. Chủ thể liên quan |
Ngân hàng (là trung gian giữa người cần vốn và người có vốn), các cá nhân hoặc doanh nghiệp |
Các doanh nghiệp với nhau và thường không có người trung gian |
2. Đối tượng |
Tiền tệ và hiện vật |
Hàng hóa |
3. Lãi suất |
Cao hơn |
Thấp hơn |
4. Thời hạn |
Ngắn, trung và dài hạn |
Ngắn hạn |
5. Tiêu chí khác |
Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. |
Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay |
Bài tập 9 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh H muốn mua một chiếc máy tính tại cửa hàng máy tính X. Sau khi nhân viên tư vấn về các dịch vụ mua hàng, anh H lựa chọn mua trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng. Anh trả trước 40% giá trị sản phẩm, số tiền còn lại sẽ trả góp thông qua công ty tài chính. Sau khi hoàn tất thủ tục mua trả góp, anh H được nhận máy tính.
a) Em hãy cho biết tín dụng tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức nào.
b) Em hãy so sánh chi phí sử dụng tiền mặt và mua trả góp.
Trả lời:
Yêu cầu a) Tín dụng tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức tín dụng ngắn hạn.
Yêu cầu b) So sánh:
– Mua trả thẳng rẻ hơn vì được quà khuyến mãi, giảm giá trực tiếp.
– Mua trả thẳng không tốn phí chuyển đổi trả góp, không tốn lãi suất, không sợ phạt trả chậm.
– Trả góp vẫn có những hình thức thực sự là lãi suất 0%.
Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định như sau: “Đối với chủ thẻ phụ là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Không còn yêu cầu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật”.
Xu hướng này sẽ khuyến khích trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hoá dịch vụ cho mình qua hình thức thẻ tín dụng. Một phần giúp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc mua sắm online phổ biến. Việc cho trẻ em được mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ tín dụng để thanh toán sẽ phần nào giúp các em chủ động hơn, thuận tiện vì hơn trong việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập, cuộc sống của chính các em được dễ dàng. Mặt khác, điều này còn thuận tiện hơn vì không bị giới hạn bởi số tiền có trong tài khoản như hình thức thẻ ghi nợ. Điều này cũng giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi cho con cái mua sắm đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống của con mình.
Thông thưởng, người trẻ rất dễ sập bẫy chi tiêu. Nhất là các em thiếu niên từ đủ 15 tuổi vì nhận thức của trẻ còn hạn hẹp để sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, hiệu quả, thậm chí không gây thiệt hại cho bố mẹ. Chưa kể đến thông tin về cách bảo vệ an toàn thông tin thể tránh bị kẻ xấu lợi dụng trong môi trường Internet phổ biến hiện nay. Do đó, nếu trẻ không có tài sản cá nhân riêng và có thẻ tín dụng, việc chi tiêu vô tội vạ ngay cả khi không có tiền sẽ khiến cá nhân các em và phụ huynh sẽ gặp rắc rối với ngân hàng chủ thể khi ngân hàng yêu cầu thanh toán có tinh đến lãi suất và phạt chậm trả,…
a) Em hãy cho biết người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ nào.
b) Theo em, những thuận lợi và rủi ro của việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Trả lời:
Yêu cầu a) Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Yêu cầu b)
– Thuận lợi:
+ Công cụ hỗ trợ tài chính.
+ Thanh toán tiện lợi.
+ Quản lý chi tiêu.
+ Nhận được nhiều ưu đãi.
– Rủi ro:
+ Chi tiêu vượt hạn mức.
+ Lãi suất thẻ tín dụng.
+ Các ảnh hưởng về tâm lí.
+ Có thể mất tiền trong thẻ khi bị mất thẻ.
Bài tập 11 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Chị T dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng để trả hóa đơn khi đi ăn ở nhà hàng, tổng cộng 609 000 đồng. Do đi nước ngoài 1 tháng và quên thời hạn thanh toán, sau đó chị T bị tính lãi 222 000 đồng cộng với số tiền phạt 80 000 đồng, tổng cộng 302 000 đồng, gần một nửa so với số tiền đã cà thẻ.
Tình huống 2. Chị H chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng T, đi nước ngoài và có thẻ tín dụng hơn 102 triệu đồng, sau đó do bị giới hạn mức chuyển khoản trong ngày nên chỉ chuyển khoản thanh toán trước 100 triệu đồng, 2 triệu còn lại chị định thanh toán vào hôm sau, nhưng do bận rộn công việc nên quên thanh toán, cũng bị tính lãi và phí phạt trên toàn bộ dư nợ.
a) Theo em, tại sao chị T và chị K phải trả tiền lãi cao như vậy?
b) Em hãy cho biết những rủi ro mà chủ thẻ tín dụng có nguy cơ mắc phải.
c) Theo em, để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ tín dụng cần phải nắm vững những quy định gì?
Trả lời:
Yêu cầu a) Chị T và chị K phải trả tiền lãi cao vì khi đến hạn phải thanh toán chị T và chị K đã quên đóng.
Yêu cầu b) Rủi ro thẻ tính dụng mang lại:
– Lãi suất quá hạn.
– Không nên rút tiền mặt nhiều lần.
– Có thể mất tiền trong thẻ khi bị mất thẻ.
– Có thể mắc nợ.
Yêu cầu c) Để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ tín dụng cần phải nắm vững những quy định:
– Ký vào mặt sau của thẻ.
– Lưu ý về kỳ hạn thanh toán, lãi suất trả chậm thẻ tín dụng.
– Lưu giữ hóa đơn thanh toán và kiểm tra sao kê hàng tháng.
– Lưu ý khi làm mất thẻ tín dụng.
– Không cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác.
Bài tập 12 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Q rất thích sử dụng thẻ tín dụng vì nhiều ưu điểm trong thanh toán như có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi trong hạn mức tín dụng, được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng và các đối tác liên kết, sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi. Nhiều lần đi mua sắm, Q chi tiêu “vung tay quá trán”. Thấy vậy, bạn của Q là H đã khuyên bạn mình cần cân nhắc trước khi sử dụng thẻ nhưng Q không nghe.
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng thẻ tín dụng của Q. Nếu là H, em sẽ đưa ra lời khuyên thế nào để giúp Q có thể thay đổi thói quen sử dụng thẻ tín dụng?
b) Theo em, sự khác biệt giữa sử dụng tiền mặt với sử dụng thẻ tín dụng là gì?
c) Em hãy liệt kê những sai lầm khi sử dụng thẻ tín dụng để có thể giúp mọi người sử dụng thẻ tín dụng dùng cách và có trách nhiệm.
Trả lời:
Yêu cầu a) Cách sử dụng thẻ tín dụng của Q chưa hợp lí. Nếu là H em sẽ khuyên Q sử dụng thẻ tín dụng hợp lí, mua những đồ dùng cần thiết, phù hợp với bản thân.
Yêu cầu b) Sự khác biệt:
– Thẻ tín dụng có ưu đãi từ ngân hàng và đối tác liên kết còn tiền mặt thì không có.
– Thẻ tín dụng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi; tiền mặt không thể mang theo nhiều cùng một lúc.
– Thẻ tín dụng có thể theo dõi chi tiêu các khoản chi tiêu trong một tháng dễ dàng; tiền mặt sẽ khó theo dõi.
– Thẻ tín dụng mất phí rút tiền mặt; tiền mặt thì không mất phí.
– Thẻ tín dụng an toàn và tiện lợi; tiền mặt được lưu giữ có thể bị đánh cặp.
– Chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định; sử dụng tiền mặt sẽ không bị giới hạn phạm vi chi tiêu.
Yêu cầu c) Những sai lâmg khi sử dụng thẻ tín dụng:
– Mở quá nhiều thẻ tín dụng.
– Thanh toán hóa đơn muộn.
– Đóng thẻ tín dụng khi không sử dụng.
– Không quan tâm đến điểm thẻ tín dụng.
– Không báo mất khi thẻ tín dụng bị thất lạc.
– Không quan tâm tới các ưu đãi.
– Chỉ thanh toán số dư tối thiểu.
Bài tập 13 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lập bảng để so sánh các dịch vụ tín dụng và đặc điểm của mỗi loại dịch vụ đó.
Trả lời:
– Căn cứ vào thời hạn tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng, thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình qui mô nhỏ của các doanh nghiệp và cho vay xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
– Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn cố định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn
– Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
– Căn cứ vào chủ thể tín dụng:
+ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.
+ Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.
+ Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội. Nhà nước vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
– Căn cứ vào tính chất bảo đảm tiền vay:
+ Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo bằng các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay
+ Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo dưới hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vay vốn được bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương.
– Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng:
+ Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
+ Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế.
Bài tập 14 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết bài giới thiệu cách dùng các loại thẻ tín dụng cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và cho biết trách nhiệm khi sử dụng các loại thẻ trên.
Trả lời:
– Thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng
+ Đưa thẻ tín dụng cho nhân viên thực hiện thanh toán giao dịch.
+ Nhân viên đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, nhập số tiền giao dịch và in hóa đơn. Bạn sẽ được yêu cầu ký vào hóa đơn.
+ Bạn kiểm tra kỹ lại thông tin trên hóa đơn và ký xác nhận.
+ Nhân viên đưa lại thẻ tín dụng cho bạn.
– Thanh toán online bằng thẻ tín dụng
+ Bước 1: Sau khi lựa chọn món hàng hoặc dịch vụ cần mua, bạn chọn phương thức thanh toán là thanh toán bằng thẻ.
+ Bước 2: Trên giao diện của trang mua hàng sẽ hiển thị các thông tin và bạn phải nhập đầy đủ, chính xác các thông tin này bao gồm: Tên chủ thẻ; Số thẻ; Ngày hết hạn; Một số thông tin khác tùy vào đơn vị phát hành thẻ.
+ Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin trên, bạn sẽ xác nhận hoàn tất thủ tục thanh toán.
– Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trực tiếp tại Ngân hàng
+ Mang thẻ tín dụng đến ngân hàng phát hành thẻ.
+ Đưa thẻ tín dụng cho nhân viên ngân hàng, kèm theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu.
+ Yêu cầu rút số tiền cụ thể với nhân viên ngân hàng.
+ Nhân viên ngân hàng thực hiện các thủ tục rút tiền từ thẻ tín dụng.
+ Hoàn tất giao dịch, bạn nhận lại thẻ, giấy tờ và số tiền đã yêu cầu rút.
– Trách nhiệm:
+ Hiểu về nhu cầu và thói quen chi tiêu của bản thân.
+ Nắm vững cách tính lãi suất.
+ Thanh toán hết các khoản chi tiêu của bạn vào cuối tháng.
+ Hiểu được cơ chế tính phí khi rút tiền mặt.
Bài tập 15 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại thẻ tín dụng mà em biết. Hãy viết bài ngắn phân biệt các loại thẻ này.
Trả lời:
– Thẻ tín dụng hạng chuẩn
+ Dành cho người có thu nhập trung bình, thường là từ 4-5 triệu đồng/tháng trở lên.
+ Hạn mức tín dụng của thẻ hạng chuẩn dao động từ 10-50 triệu đồng tùy từng cá nhân mở thẻ và phí thường niên thấp dao động từ 150-250 nghìn đồng.
– Thẻ tín dụng hạng vàng
+ Dành cho người có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng trở lên với hạn mức từ 50-200 triệu đồng. Phí thường niên thường dao động từ 200-500 nghìn đồng
+ Thẻ tín dụng hạng bạch kim
+ Là dòng thẻ cao cấp nhất dành cho những người có thu nhập cao từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên. Hạn mức tín dụng của thẻ bạch kim lên tới hàng tỷ đồng với phí thường niên cao khoảng 1 triệu đồng.
– Thẻ tín dụng nội địa
+ Chỉ có thể dùng để thanh toán các dịch vụ hoặc hàng hóa trong nước.
+ Hạn mức của thẻ tín dụng nội địa thường thấp hơn hạn mức thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên các điều kiện để mở thẻ đơn giản hơn, phí thường niên cũng thấp hơn.
– Thẻ tín dụng quốc tế
+ Có thể dùng để thanh toán các giao dịch cả trong và ngoài nước. Ưu điểm của thẻ tín dụng quốc tế là hạn mức tín dụng cao lên tới hàng tỷ đồng và mang lại sự thuận tiện cho chủ thẻ khi đi công tác, du lịch nước ngoài.
+ Với tấm thẻ này bạn có thể thanh toán trực tiếp mà không cần đổi tiền ngoại tệ. Tuy nhiên phí thường niên và phí rút tiền của thẻ tín dụng quốc tế rất cao.
– Thẻ tín dụng cá nhân
+ Được phát hành dành cho cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và cá nhân đó chịu hoàn toàn trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình. Thẻ tín dụng cá nhân bao gồm thẻ chính và thẻ phụ.
+ Thẻ chính dành cho người đứng tên mở thẻ
+ Thẻ phụ là các thẻ tín dụng được mở thêm do người đứng tên chịu trách nhiệm với các khoản chi tiêu của các thẻ phụ đó. Hạng thẻ phụ không cao hơn hạng của thẻ chính và hạn mức thẻ tín dụng phụ sẽ do thẻ chính quyết định.
– Thẻ tín dụng doanh nghiệp:
+ Do doanh nghiệp đứng ra mở và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của doanh nghiệp đó.
+ Doanh nghiệp khi muốn mở thẻ tín dụng thường ủy quyền cho 1 cá nhân trong doanh nghiệp thường là Tổng giám đốc hoặc giám đốc tài chính. Việc ủy quyền phải tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT KTPL 10 Bài 8: Tín dụng
SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
SBT KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam