Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước
– Khái niệm: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Phân loại: Ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hướng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ của cấp trung ương.
+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hướng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Điểm thu ngân sách nhà nước (minh họa)
– Đặc điểm:
+ Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
+ Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
2. Vai trò của ngân sách nhà nước
– Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đổi nội, đối ngoại của quốc gia
– Ngân sách nhà nước có giữ vai trò là công cụ:
+ Củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước
+ Tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia
+ Phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững
+ Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát
+ Điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế
+ Góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội
+ Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Chính phủ Việt Nam mua hàng trăm triệu liều Văc-xin phòng Covid-19
3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách
– Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
– Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
Công dân có nghĩa vụ đóng thuế
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu 1. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?
A. Kinh phí dự trù
B. Ngân sách nhà nước
C. Thuế
D. Kinh phí phát sinh
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Câu 2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước là gì?
A. Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước
B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
C. Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
– Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước
– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
– Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.
– Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Câu 3. Đâu không phải là nội dung về vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ngân sách nhà nước có vai trò:
– Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
– Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
– Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
– Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
– Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
– Là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc giA.
D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Nội dung không phải nói về ngân sách nhà nước là: D.Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước
– Giải thích: Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải là văn bản tài chính.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?
A. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.
B. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
C. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
D. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước:
Khoản 1. Nộp đầy đủ, đúng hạn thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vậy, hành vi chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật là không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước
Câu 6. Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Được cung cấp thông tin về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước:
+ Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
– Nội dung sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả thuộc về nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước
Câu 7. Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước?
A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. cơ quan địa phương.
C. Chính phủ.
D. Chủ tịch nước
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Câu 8. Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
A. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
B. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức.
C. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.
D. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Một trong những hình thức thể hiện quyền lực nhà nước của Nhà nước đó chính là việc thu ngân sách nhà nước Mục đích của hoạt động này là để hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Câu 9. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào?
A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
B. Luật Ngân sách nhà nước
C. Luật Bồi thường nhà nước
D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân sách nhà nước là: Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước
Câu 10. Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
A. quyền sử dụng
B. quyền quyết định
C. quyền sở hữu và quyết định
D. quyền sở hữu
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng