GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội
– Các hình thức bạo lực gia đình thường gặp:
– Bạo lực tinh thần là những lời nói, thái độ hoặc hành động gây tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, và tâm lý của các thành viên trong gia đình.
– Bạo lực thể chất hay thể xác là những hành vi cố ý tấn công đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thương tích cho các thành viên trong gia đình.
– Bạo lực kinh tế là hành động vi phạm quyền lợi kinh tế của gia đình và các thành viên trong gia đình.
– Bạo lực tình dục bao gồm những hành động cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng bức mang thai, và nạo vô sinh.
* Tác hại của bạo lực gia đình:
– Đối với người bị bạo lực: Gây tổn thương đến cuộc sống của họ (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế, v.v.).
– Đối với gia đình: Là nguyên nhân chính gây tan vỡ gia đình.
– Đối với xã hội: Gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội, và ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội khác.
2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Pháp luật nước ta đề ra các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn của mỗi thành viên trong gia đình. Cụ thể:
– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, bao gồm kích động, xúi giục, bao che hoặc dung túng việc không xử lý hành vi bạo lực gia đình. Cản trở việc khai báo hoặc xử lý hành vi bạo lực gia đình cũng bị nghiêm cấm.
– Nạn nhân bạo lực gia đình được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, quyền lợi hợp pháp khác của mình.
– Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý kỉ luật, xử lý hành chính, xử lý theo pháp luật dân sự hoặc hình sự, tùy mức độ và tính chất của hành vi.
– Mỗi cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức đều có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình
a. Phòng ngừa bạo lực gia đình
Để phòng ngừa bạo lực gia đình, chúng ta có thể thực hiện những việc sau đây:
– Mỗi cá nhân cần:
+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng và đối xử bình đẳng với các thành viên trong gia đình.
+ Tuyệt đối không chấp nhận bất kỳ hành vi bạo lực gia đình nào và từ chối các tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.
+ Chuẩn bị kế hoạch an toàn cho trường hợp xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng, bao gồm cách liên lạc với bên ngoài và tìm nơi trú ẩn an toàn.
– Đối với các tổ chức xã hội:
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Xây dựng và thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
+ Đối với những người có hành vi bạo lực gia đình, cần xử lí nghiêm theo các quy định của pháp luật.
b. Ứng phó với bạo lực gia đình
Khi đối mặt với bạo lực gia đình, cần thực hiện các bước sau:
– Nhận ra nguy cơ bạo lực và tránh xa kịp thời.
– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác và không ngần ngại chia sẻ với họ để có thể được hỗ trợ; nếu gặp tình huống khẩn cấp, hãy kêu cứu hoặc gọi điện thoại cho người thân hoặc cảnh sát.
– Chọn vị trí an toàn, dễ dàng thoát ra và tìm đến nơi tạm lánh an toàn.
– Giữ bình tĩnh và kiềm chế cơn giận dữ; không đối đầu, đánh trả hoặc nói tục.
– Ghi lại bằng chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.
– Học sinh cần hiểu đúng về bạo lực gia đình, phản đối mọi hành vi bạo lực gia đình và hành động tích cực để phòng chống bạo lực gia đình.
Sơ đồ tư duy Phòng, chống bạo lực gia đình
B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 1: Bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
A. Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,…)
B. Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình
C. Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội
D. Cả A, B, C
Đáp án đúng: D
Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
B. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
C. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác theo quy định pháp luật
D. Đáp án a,b và c đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 3: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.
Đáp án đúng: C
Giải thích:
– Bạo lực thể chất: là những hành vi cố ý tấn công đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thương tích cho các thành viên trong gia đình.
– Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ hoặc hành động gây tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, và tâm lý của các thành viên trong gia đình.
– Bạo lực tình dục: bao gồm những hành động cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng bức mang thai, và nạo vô sinh.
– Bạo lực kinh tế: là hành động vi phạm quyền lợi kinh tế của gia đình và các thành viên trong gia đình.
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết những hành vi nào sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; danh dự, nhân phẩm..
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
B. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?:
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định pháp luật
C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định pháp luật
D. Đáp án a,b và c đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 6: Hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình là:
A. Đánh mắng vợ
B. Ép chồng đưa toàn bộ thu nhập cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng phải hỏi xin vợ
C. Con cái bực tức, cố ý đạp phá đồ đạc trong gia đình
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án đúng: D
Câu 7: Đâu không phải là những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình?
A. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
B. Chị ngã em nâng/ Anh em như thể chân tay
C. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
D. Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Đáp án đúng: D
Giải thích:
“Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Câu ca dao nói về truyền thống tôn sư trọng đạo, nhắc nhở rằng các bậc phụ huynh hãy nên dành sự quan tâm tới việc học hành của con cái, tôn trọng, quý mến những người thầy, người cô mà con đang theo học để từ đó nhắc nhở con cái cố gắng học tập không phụ lòng thầy cô, cha mẹ.
Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?
A. Từ 07/01/2008
B. Từ 01/7/2008
C. Từ 07/01/2009
C. Từ 01/7/2009
Đáp án đúng: A
Giải thích:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ 07/01/2008. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình có những nghĩa vụ nào?
A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết đối tượng nào có thẩm quyền ra Quyết định cấm tiếp xúc?
A. Chủ tịch UBND cấp huyện
B. Tòa án
C. Chủ tịch UBND cấp xã
D. Đáp án b,c đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích:
Chủ tịch UBND cấp huyện, Tòa án, Chủ tịch UBND cấp xã, đều là những cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định cấm tiếp xúc, bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.