GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
– Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định
– Mục tiêu cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, giúp mỗi người đạt được những kết quả cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ mang lại niềm vui, sự hài lòng mà còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, cống hiến cho xã hội và đạt được những ước mơ của mình.
– Phân loại mục tiêu cá nhân:
+ Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khoẻ, học tập, tài chính, cống hiến xã hội,…
+ Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
2. Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân
– Để xác định mục tiêu cá nhân, chúng ta cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt đến bản thân. Việc này giúp chúng ta tìm được động lực để hoàn thiện bản thân và đạt được những mục đích cao đẹp.
– Để đặt ra mục tiêu cá nhân, chúng ta cần tập trung vào những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, đạt được, có liên quan và có thời hạn xác định.
– Việc xác định mục tiêu cá nhân cũng giúp chúng ta hưởng đến những mục đích cao đẹp hơn, như chia sẻ và cống hiến cho xã hội, giúp đỡ những người khó khăn hơn, cải thiện môi trường sống
3. Cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch mục tiêu cá nhân
– Để xác định mục tiêu cá nhân, trước tiên bạn cần phải biết rõ mục đích của mình, điều gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống, và những điều quan trọng nhất đối với bạn.
– Xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn xác định.
– Việc liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu và ưu tiên công việc cần thực hiện trước là hai bước quan trọng trong việc xác định mục tiêu cá nhân.
– Đặt ra những mục tiêu cụ thể và chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng đạt được.
– Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện mục tiêu của mình để điều chỉnh cách thức thực hiện.
Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
– Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu.
– Ưu tiên công việc cần thực hiện trước.
– Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
– Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
– Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
– Cam kết thực hiện kế hoạch.
Sơ đồ tư duy Xác định mục tiêu cá nhân
B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 1: Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn S là gì?
A. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng
B. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để học tập
C. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
D. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
Đáp án đúng: D
Câu 2: Ý nghĩa câu danh ngôn: “Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó”
A. Cố gắng sẽ đạt được mọi thứ
B. Bạn muốn đạt được nó thì phải đoàn kết
C. Phải biết mình đang làm gì
D. Biết bản thân mình cần cái gì, xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện chắc chắn sẽ đạt được
Đáp án đúng: D
Giải thích:
“Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó” là một câu danh ngôn của (Gertrude Stein) một nhà văn người Mỹ. Câu danh ngôn mang ý nghĩa: Bạn phải biết bản thân mình cần cái gì, xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện chắc chắn sẽ đạt được.
Câu 3: Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?
A. Giúp bạn K có định hướng
B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt
C.Giúp bạn K có vóc dáng đẹp
D. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.
Đáp án đúng: D
Câu 4: Theo mô hình SMART S là:
A. tính cụ thể
B. tính đo lường được
C. tính khả thi
D. thời hạn cụ thể
Đáp án đúng: B
Giải thích:
Theo mô hình SMART S là Specific (S) – Tính đo lường được: Xác định được mục tiêu, mức độ cụ thể, tránh việc mục tiêu bị phi thực tế sẽ không biết phải làm thế nào mới đạt được nó.
Câu 5: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?
A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm
C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập
Đáp án đúng: C
Câu 6: Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn P là gì?
A. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
B. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng
C. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà
D. việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
Đáp án đúng: A
Câu 7: Đâu là mục tiêu ngắn hạn trong các trường hợp sau:
A. Mục tiêu 5 năm: Ổn định, phát triển các nguồn thu của gia đình
B. Mục tiêu hàng tuần: Thu nhập được ít nhất 7 triệu đồng mỗi tuần
C. Mục tiêu cả cuộc đời: Sống bình an, nhẹ nhõm với sức khỏe cả thể chất và tinh thần
D. Cả A, B đều đúng
Đáp án đúng: B
Giải thích:
Thu nhập được ít nhất 7 triệu đồng mỗi tuần là mục tiêu ngắn hạn trước mặt được vạch ra và hướng đến trong thời gian ngắn là một tuần ít nhất phải thu nhập được 7 triệu.
Câu 8: Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?
A. Tính cụ thể
B. Hiệu suất thấp
C. Sự phản hồi
D. Tính thách thức
Đáp án đúng: B
Giải thích:
Hiệu suất công việc về bản chất được đo lường bằng công thức. Hiệu suất cao sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể thời gian, nguồn lực cần bỏ ra để đạt được mục tiêu và ngược lại.
Câu 9: Theo mô hình SMART R là:
A. tính cụ thể
B. tính đo lường được
C. tính khả thi
D. tính thực tế
Đáp án đúng: D
Theo mô hình SMART R là Relevant (R) – Tính thực tế: Mục tiêu phải có sự phù hợp với tầm nhìn chung và đúng với thực tế và phải giải quyết được các vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải.
Câu 10: Thiết lập mục tiêu là một phương pháp quan trọng:
A. Quyết định những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống.
B. Tách những gì quan trọng khỏi những thứ không thích hợp hoặc phân tâm
C. Tạo động lực cho chính mình, xây dựng sự tự tin, dựa trên thành tích thành công của mục tiêu.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án đúng: D