Giải bài tập Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Video giải Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên, Ghi số tự nhiên – Chân trời sáng tạo
A. Các câu hỏi trong bài
Giải Toán 6 trang 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động trang 10 Toán lớp 6 Tập 1: Bạn đã biết các số trên mặt đồng hồ này chưa?
Lời giải:
Nếu đã biết thì đây là các số La Mã.
Nếu chưa biết thì các số này sẽ được giới thiệu trong bài học ngày hôm nay.
Thực hành 1 trang 10 Toán lớp 6 Tập 1: a) Tập hợp N và N* có gì khác nhau?
b) Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử C = { a ∈ N*| a < 6 }.
Lời giải:
a) Tập hợp N = { 0;1;2;3;…}
Tập hợp N* = {1;2;3;4;…}
So với tập hợp N* thì tập hợp N có thêm số 0.
b) C = { a ∈ N*| a < 6 }.
Ta thấy tập hợp C bao gồm các phần tử là các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 6 là các số 1; 2; 3; 4; 5.
Theo cách liệt kê phần tử thì tập hợp C được viết dưới dạng: C = {1; 2; 3; 4; 5}.
Thực hành 2 trang 10 Toán lớp 6 Tập 1: Thay mỗi chữ cái dưới đây bằng một số tự nhiên phù hợp trong những trường hợp sau:
a) 17, a, b là ba số lẻ liên tiếp tăng dần;
b) m, 101, n, p là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần.
Lời giải:
a) Các số tự nhiên lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
Vì 17, a, b là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên a = 19, b = 21.
Vậy a = 19, b = 21 ta có dãy các số là 17, 19, 21.
b) Các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
Do đó m, 101, n, p là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần nên m = 102, n = 100, p = 99.
Vậy m = 102, n = 100, p = 99 ta có dãy các số là 102, 101, 100, 99.
Giải Toán 6 trang 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khám phá trang 11 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh a và 2020 trong các trường hợp sau:
a) a > 2 021 b) a < 2 000.
Lời giải:
a) Vì a > 2 021 mà 2 021 > 2 020 nên a > 2 020.
Vậy a > 2 020.
b) Vì a < 2 000 mà 2 000 < 2 020 nên a < 2 020.
Vậy a < 2 020.
Thực hành 3 trang 11 Toán lớp 6 Tập 1: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên có tận cùng là số 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36. Liệt kê các phần tử của A theo thứ tự giảm dần.
Lời giải:
Các số tự nhiên có tận cùng là số 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35.
Khi đó ta có:
Các phần tử của tập hợp A theo thứ tự giảm dần là: A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35}.
Thực hành 4 trang 11 Toán lớp 6 Tập 1: Mỗi số sau có bao nhiêu chữ số? Chỉ ra chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, … của mỗi số đó.
2 023; 5 427 198 653.
Lời giải:
+) Số 2 023 có 4 chữ số, trong đó:
– Chữ số hàng đơn vị: 3;
– Chữ số hàng chục: 2;
– Chữ số hàng trăm: 0;
– Chữ số hàng nghìn: 2.
+) Số 5 427 198 653 có 10 chữ số, trong đó:
– Chữ số hàng đơn vị: 3;
– Chữ số hàng chục: 5;
– Chữ số hàng trăm: 6;
– Chữ số hàng nghìn: 8;
– Chữ số hàng chục nghìn: 9;
– Chữ số hàng trăm nghìn: 1;
– Chữ số hàng triệu: 7;
– Chữ số hàng chục triệu: 2;
– Chữ số hàng trăm triệu: 4;
– Chữ số hàng tỉ: 5.
Thực hành 5 trang 11 Toán lớp 6 Tập 1: a) Dựa theo cách biểu diễn trên, hãy biểu diễn các số 345 và 2 021.
b) Đọc số 96 208 984. Số này có mấy chữ số? Số triệu, số trăm là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Theo cấu tạo thập phân của một số, ta biểu diễn:
Số 345 có 3 trăm, 4 chục và 5 đơn vị, nghĩa là
345 = 3 x 100 + 4 x 10 + 5.
Số 2 021 có 2 nghìn, 0 trăm, 2 chục và 1 đơn vị, nghĩa là
2 021 = 2 x 1 000 + 0 x 100 + 2 x 10 + 1.
b) – Cách đọc số 96 208 984 là: Chín mươi sáu triệu hai trăm linh tám nghìn chín trăm tám mươi tư.
– Số trên có 8 chữ số.
– Số triệu là 96; số trăm là 962 089.
Giải Toán 6 trang 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Thực hành 6 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở:
Số La Mã
|
XII
|
|
XXII
|
|
|
|
|
XXIV
|
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
|
|
20
|
|
17
|
30
|
26
|
28
|
|
Lời giải:
+) Giá trị tương ứng của số La Mã XII trong hệ thập phân là: 12.
+) Số La Mã biểu diễn cho số 20 là XX.
+) Giá trị tương ứng của số La Mã XXII trong hệ thập phân là: 22.
+) Số La Mã biểu diễn cho số 17 là: XVII.
+) Số La Mã biểu diễn cho số 30 là: XXX.
+) Số La Mã biểu diễn cho số 26 là: XXVI.
+) Số La Mã biểu diễn cho số 28 là: XXVIII.
+) Giá trị tương ứng của số La Mã XXIV trong hệ thập phân là 24.
Ta hoàn thành bảng đã cho:
Số La Mã
|
XII
|
XX
|
XXII
|
XVII
|
XXX
|
XXVI
|
XXVIII
|
XXIV
|
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
|
12
|
20
|
22
|
17
|
30
|
26
|
28
|
24
|
B. Bài tập
Bài 1 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1: Chọn kí hiệu thuộc (∈) hoặc không thuộc (∉) thay cho mỗi ?.
Lời giải:
Tập hợp là tập hợp các số tự nhiên: N = {0; 1; 2; 3; 4; 5; …}.
Tập hợp là tập hợp các số tự nhiên khác 0: N* = {1; 2; 3; 4; 5; 6; …}.
Do đó:
a) 15 là số tự nhiên nên 15 thuộc tập hợp N, ta viết 15 ∈ N .
b) Số 10,5 không phải là số tự nhiên nên 10,5 không thuộc tập hợp N*, ta viết 10,5 ∉ N*.
c) Số không phải là số tự nhiên nên không thuộc tập hợp N, ta viết ∉ N.
d) Số 100 là số tự nhiên nên 100 thuộc tập hợp N nên ta viết 100 ∈ N.
Bài 2 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) 1 999 > 2 003;
b) 100 000 là số tự nhiên lớn nhất;
c) 5 ≤ 5;
d) Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất.
Lời giải:
a) Ta thấy 1 999 < 2 003 nên khẳng định 1999 > 2003 là sai.
b) Ta có: 100 001 > 100 000
Mà 100 001 cũng là một số tự nhiên
Nên khẳng định 100 000 là số tự nhiên lớn nhất là sai.
c) Ta có 5 = 5 nên khẳng định 5 ≤ 5 là đúng.
d) Ta có 0 < 1
Mà 0 cũng là một số tự nhiên
Nên khẳng định 1 là số tự nhiên nhỏ nhất là sai.
Bài 3 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1: Biểu diễn các số 1 983; 2 756; 2 053 theo mẫu 1 983 = 1 x 1000 + 9 x 100 + 8 x 10 + 3.
Lời giải:
+) 1 983 = 1 x 1000 + 9 x 100 + 8 x 10 + 3.
+) 2 756 = 2 x 1000 + 7 x 100 + 5 x 10 + 6.
+) 2 053 = 2 x 1000 + 0 x 100 + 5 x 10 + 3.
Bài 4 trang 12 Toán lớp 6 Tập 1: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở.
Số tự nhiên
|
27
|
|
19
|
|
16
|
Số La Mã
|
|
XIV
|
|
XXIX
|
|
Lời giải:
Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 27 là: XXVII.
Số tự nhiên biểu diễn cho số La Mã XIV là: 14.
Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 19 là: XIX.
Số tự nhiên biểu diễn cho số La Mã XXIX là: 29.
Số La Mã biểu diễn cho số tự nhiên 16 là: XVI.
Ta hoàn thành bảng:
Số tự nhiên
|
27
|
14
|
19
|
29
|
16
|
Số La Mã
|
XXVII
|
XIV
|
XIX
|
XXIX
|
XVI
|
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp
Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính
====== ****&**** =====