Giải bài tập Toán lớp 3 trang 89, 90, 91 Ôn tập các phép tính
Giải toán lớp 3 trang 89 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 Tập 1 trang 89 Luyện tập 1: Tổng hay hiệu?
Phương pháp giải:
Đọc mỗi trường hợp rồi điền “tổng” hoặc “hiệu” thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
a, Để tìm tất cả số cúc áo ta tính tổng.
b, Biết số cúc áo cả hai màu xanh, đỏ và biết số cúc áo màu đỏ. Để tìm số cúc áo màu xanh, ta tính hiệu.
c, Để tìm số cúc áo màu xanh nhiều hơn số cúc áo màu vàng, ta tính hiệu.
Toán lớp 3 Tập 1 trang 89 Luyện tập 2: Tích hay thương?
Phương pháp giải:
Đọc mỗi trường hợp rồi điền “tích” hoặc “thương” thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
a) Để tìm tất cả số cúc áo, ta nên tính tích. (Số cái cúc có tất cả là 3 x 6 = 18 cái cúc)
b) Chia đều số cúc áo cho các bạn, Để biết mỗi bạn được bao nhiêu cúc áo, ta tính thương.
(Số cúc áo của mỗi bạn là 12 : 3 = 4 chiếc cúc)
c) Chia cho mỗi bạn số cúc áo bằng nhau, để tìm số bạn được nhận cúc áo, ta tính thương.
Giải toán lớp 3 trang 90 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 3: Số?
Phương pháp giải:
a, Muốn tìm số học sinh cả hai khối ta tính tổng số học sinh ở hai khối đó.
Muốn tìm số học sinh khối 2 ít hơn khối 3 ta lấy số học sinh khối 3 trừ đi số học sinh khối 2
b, Số học sinh ở 8 bàn = Số học sinh ở 1 bàn x 8
Số học sinh ở 17 bàn = Số học sinh ở 1 bàn x 17
Lời giải:
a) Số học sinh cả hai khối là 245 + 280 = 525 (học sinh)
Số học sinh khối 2 ít hơn khối 3 là 280 – 245 = 35 (học sinh)
b) Số học sinh ở 8 bàn là 2 x 8 = 16 (học sinh)
Số học sinh ở 17 bàn là 2 x 17 = 34 (học sinh)
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 4: Số?
a, Số bé gấp lên ..?.. lần thì được số lớn.
b, Số lớn giảm đi ..?.. lần thì được số bé.
c, Số lớn gấp ..?.. lần số bé.
Phương pháp giải:
Quan sát sơ đồ rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
a, Số bé gấp lên 5 lần thì được số lớn.
b, Số lớn giảm đi 5 lần thì được số bé.
c, Số lớn gấp 5 lần số bé.
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 5: Chọn ý trả lời đúng.
Số lớn gấp 3 lần số bé và số lớn hơn số bé 8 đơn vị.
Số lớn và số bé lần lượt là:
A. 6 và 2 B. 10 và 2 C. 12 và 4
Phương pháp giải:
– Vẽ sơ đồ
– Tìm hiệu số phần bằng nhau và giá trị của 1 phần
– Tìm số lớn và số bé
Lời giải:
Giá trị của 1 phần hay số bé là
8 : 2 = 4 (đơn vị)
Số lớn là 4 x 3 = 12 (đơn vị)
Chọn đáp án C.
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 6: Tính nhẩm.
Phương pháp giải:
20 + 530 = ?
Nhẩm 20 + 30 = 50
20 + 530 = 550
Em thực hiện tương tự với các phép tính còn lại.
Lời giải:
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 7: Đặt tính rồi tính.
a, 172 x 4 b, 785 : 8
Phương pháp giải:
Bước 1: Đặt tính.
Bước 2: Đối với phép nhân: Thực hiện tính từ phải sang trái
Đối với phép chia: Thực hiện chia từ trái sang phải
Lời giải:
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 8: Số?
Phương pháp giải:
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Muốn tìm thừa số đã biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải:
a) 610 + ..?.. = 970
970 – 610 = 360
b) 4 x ..?.. = 80
80 : 4 = 20
c) ..?.. : 3 = 70
70 x 3 = 210
Toán lớp 3 Tập 1 trang 90 Luyện tập 9: Tính giá trị của biểu thức.
Phương pháp giải:
– Đối với biểu thức chỉ chứa phép cộng, trừ hoặc phép nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
– Đối với biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép nhân, chia trước, thực hiện phép cộng, trừ sau.
– Nếu biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện tính trong ngoặc trước.
Lời giải:
a, 493 – 328 + 244 = 165 + 244
= 409
b, 210 : 6 x 5 = 35 x 5
= 175
c, 36 + 513 : 9 = 36 + 57
= 93
d, 2 x ( 311 – 60 ) = 2 x 251
= 502
Giải toán lớp 3 trang 91 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 Tập 1 trang 91 Luyện tập 10:
Phương pháp giải:
a, Khi nhân một số với 1 thì ta được chính số đó.
b, Khi nhân một số với 0 thì ta được 0.
c, Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện trong ngoặc trước.
d, Để tìm số bàn ít nhất ta thực hiện phép chia 35 : 2
Lời giải:
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác
Nhiệt độ. Đo nhiệt độ
Em làm được những gì
Ôn tập các số trong phạm vi 1000
Ôn tập hình học và đo lường
Ôn tập thống kê có thể, chắc chắn, không thể
====== ****&**** =====