Giải bài tập Tin học 9 Bài 4: Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet
1. Mốt số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số
Câu hỏi 1 trang 15 Tin học 9: Chọn những phương án nói về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số tới đời sống con người và xã hội.
A. Quyền riêng tư dễ bị ảnh hưởng
B. Dữ liệu tài khoản ngân hàng bị đánh cắp.
C. Giao dịch trong thương mại tăng nhanh nhờ ứng dụng ngân hàng số.
D. Ô nhiễm do rác thải từ những thiết bị công nghệ số lỗi thời.
Trả lời:
Những phương án nói về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số tới đời sống con người và xã hội:
Đáp án: A, B, D
Câu hỏi 2 trang 15 Tin học 9: Em hãy kể thêm một vài tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với xã hội.
Trả lời:
Một vài tác động tiêu cực của công nghệ số:
Chơi trò chơi điện tử quá nhiều, liên tục bỏ bê việc học.
Sử dụng bài giải trên mạng khi chưa tự làm thường xuyên khiến khả năng tư duy và nhớ kiến thức đã học dần sa sút.
Thông tin về cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà của học sinh có thể bị đánh cắp và bị các đối tượng xấu lợi dụng, giả danh liên hệ để lừa cha mẹ học sinh.
Câu hỏi 1 trang 16 Tin học 9: Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người?
A. Nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
B. Truy cập mạng xã hội trong nhiều giờ.
C. Thường xuyên sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để làm báo cáo.
D. Vừa ăn vừa xem video trên trang YouTube.
Trả lời:
Phương án không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người:
Đáp án: C
Câu hỏi 2 trang 16 Tin học 9: Những phương án nào sau đây là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến xã hội?
A. Thông tin cá nhân của con người được số hóa.
B. Sử dụng thiết bị số liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của lớp trẻ.
C. Gia tăng ô nhiễm môi trường.
D. Làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Trả lời:
Những phương án tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến xã hội:
Đáp án: B, C, D
Hoạt động 2 trang 17 Tin học 9: Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật
1. Những hành động nào sau đây vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa?
A. Tải về một hình ảnh trên Internet khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu và sử dụng như là của mình.
B. Sử dụng ngôn ngữ phản cảm khi giao tiếp trên mạng xã hội.
C. Chúc mừng sinh nhật bạn trên mạng xã hội.
D. Đăng hình ảnh, video bôi nhọ, xúc phạm tập thể hoặc cá nhân lên mạng.
2. Em hãy kể thêm một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa của người sử dụng dịch vụ Internet.
Trả lời:
1. Những hành động vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa:
Đáp án: A, B, D
2. Một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa của người sử dụng dịch vụ Internet:
– Gửi thư rác hay tin nhắn rác với mục đích quảng cáo mà người được gửi không muốn nhận.
– Dùng lời nói xúc phạm, đăng bình luận đả kích, khiếm nhã, quấy rối.
– Ứng xử thiếu văn hóa, dùng từ ngữ phản cảm.
2. Sử dụng dịch vụ internet đúng luật
Câu hỏi 1 trang 17 Tin học 9: Những hành động nào sau đây vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa?
A. Tải về một hình ảnh trên Internet khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu và sử dụng như là của mình.
B. Sử dụng ngôn ngữ phản cảm khi giao tiếp trên mạng xã hội.
C. Chúc mừng sinh nhật bạn trên mạng xã hội.
D. Đăng hình ảnh, video bôi nhọ, xúc phạm tập thể hoặc cá nhân lên mạng.
Trả lời:
Những hành động vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa:
Đáp án: A, B, D
Câu hỏi 2 trang 17 Tin học 9: Em hãy kể thêm một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa của người sử dụng dịch vụ Internet.
Trả lời:
Một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa của người sử dụng dịch vụ Internet:
– Gửi thư rác hay tin nhắn rác với mục đích quảng cáo mà người được gửi không muốn nhận.
– Dùng lời nói xúc phạm, đăng bình luận đả kích, khiếm nhã, quấy rối.
– Ứng xử thiếu văn hóa, dùng từ ngữ phản cảm.
Câu hỏi 1 trang 19 Tin học 9: Hành vi nào sau đây khi hoạt động trong môi trường số không vi phạm pháp luật trái đạo đức, thiếu văn hóa?
A. Đăng bài hoặc bình luận gây mâu thuẫn vùng miền.
B. Quảng cáo bán hàng, hóa đơn bị cấm.
C. Sử dụng trái phép tài khoản mạng của tổ chức và cá nhân khác.
D. Chia sẻ thông tin về lớp học ngôn ngữ lập trình trực tuyến.
Trả lời:
Hành vi khi hoạt động trong môi trường số không vi phạm pháp luật trái đạo đức, thiếu văn hóa:
Đáp án: D
Câu hỏi 2 trang 19 Tin học 9: Minh nhận được một liên kết lạ từ một bạn mới quen trên mạng yêu cầu chia sẻ liên kết này cho 5 bạn và truy cập liên kết để nhận được một phần quà là chiếc ba lô rất đẹp. “Theo em, Minh có nên làm theo yêu cầu đó không? Tại sao?
Trả lời:
Bạn Minh không nên làm theo yêu cầu đó. Vì liên kết có thể là link chứa nội dung xấu và phần quà kia có thể chỉ là dụ dỗ.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 19 Tin học 9: Em hãy cho biết những cách nào sau đây giúp em tránh được các tác động tiêu cực khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Không sử dụng thiết bị số trong thời gian dài và liên tục.
B. Không xem các video phản cảm.
C. Giảm thời gian dùng điện thoại để nói chuyện với gia đình.
D. Tham gia luyện tập thể dục thể thao.
Trả lời:
Cách giúp em tránh được các tác động tiêu cực khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số:
Đáp án: A, B, C
Luyện tập 2 trang 19 Tin học 9: Em hãy lấy ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật, một hành vi trái đạo đức khi hoạt động trong môi trường số.
Trả lời:
– Ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật: Tạo liên kết hoặc gọi điện lừa đảo dưới dạng trúng thưởng, từ thiện,…
– Ví dụ về một hành vi trái đạo đức: Lén nhìn mật khẩu người khác. Tùy tiện nhận xét, phê bình, chê bai, nói xấu người khác
Vận dụng
Vận dụng trang 19 Tin học 9: Em hãy tìm hiểu các hành vi bị cấm trong Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Các hành vi bị cấm trong hai văn bản này giống và khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Về có bản các hành vi bị cấm trong hai văn bản là giống nhau. Bên cạnh đó Luật công nghệ thông tin số có thêm hành vi cấm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin.
Xem thêm cái bài giải bài tập Tin học 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3. Thực hành: Đánh giá chất lượng thông tin
Bài 4. Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet
Bài 5. Tìm hiểu phần mềm mô phỏng
Bài 6. Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng
Bài 7. Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác