Giải bài tập Tin học 9 Bài 8A : Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Khởi động trang 34 Tin học 9: Hình 1 là sản phầm thực hành của bạn Toàn ở Bài 7A. Trong đó, Toàn thêm cột Tổng tiền để tính tổng số tiền thu, chi theo từng khoản. Dựa vào kết quả tính được, Toàn có phân tích, đánh giá để xây dựng kế hoạch tài chính cho gia đình một cách hợp lí hơn.
Theo em, Toàn có thể tính Tổng tiền bằng cách nào?
Trả lời:
– Cách 1: Bạn có thể đếm trên bảng rồi tính -> Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành và có thể nhầm lẫn dễ dẫn đến sai kết quả.
– Cách 2: Sử dụng hàm SUMIF để tính tổng có điều kiện.
Khám phá trang 36 Tin học 9: Trong trang tính Thu ở Hình 2, nêu các việc cần làm để:
a) Tính tổng số tiền thu được từ khoản thu trên 5 triệu đồng và đặt kết quả vào ô tính H10.
b) Tính tổng số tiền thu được từ Lương cứng và đặt kết quả vào ô tính H11
Trả lời:
a) Tính tổng số tiền thu được từ các khoản thu trên 5 triệu đồng và đặt kết quả vào ô tính H10 công thức sau:
= SUMIF(D$3:D$12,”>5000”)
b) Tính tổng số tiền thu được từ Lương cứng và đặt kết quả vào ô tính H11: Tại ô H11, chúng ta nhập công thức:
=SUMIF(B3:B12,”Lương cứng”, D3:D12)
Luyện tập (trang 36)
Luyện tập trang 36 Tin học 9: Trong trang tính Chi như ở Hình 1b, trao đổi với bạn và cho biết:
a) Cách làm để tính tổng số tiền theo từng khoản chi ở cột H.
b) Công thức để tính:
– Tổng số tiền đã chi ở các lần chi trên 10 triệu đồng/lần.
– Tổng số tiền chi mua xăng.
– Tổng số tiền chi mua gạo.
Trả lời:
a)
Tiền ăn: =SUMIF(B3:B14,F2, D3:D14) sau đó sao chép công thức đến các ô tổng tiền ở, học tập, di chuyển,…
b)
– Tính tổng số tiền chi ở các lần chi trên 10 triệu đồng/lần: Tại ô G11, chúng ta nhập công thức:
=SUMIF(D$3:D$14,”>10000”)
– Tổng số tiền chi mua xăng: Tại ô G12 chúng ta nhập công thức:
=SUMIF(C3:C14,”Xăng”,D3:D14)
– Tổng số tiền chi mua gạo: Tại ô G13 chúng ta nhập công thức:
= SUMIF(C3:C14, “Gạo”,D3:D14)
Thực hành (trang 36)
Thực hành trang 36 Tin học 9: Mở bảng tính QuanLiTaiChinh.xlsx đã tạo ở Bài 7A và sử dụng hàm SUMIF thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tính tổng số tiền theo từng khoản thu, tổng số tiền theo từng khoản chi.
b) Tính tổng số tiền:
– Thu được từ các khoản thu trên 5 triệu đồng và đặt kết quả vào ô tính H10;
– Thu được từ Lương cứng và đặt kết quả vào ô tính H11;
– Chi ở các lần chi trên 10 triệu đồng/lần và đặt kết quả vào ô tính H11;
– Chi mua xăng và đặt kết quả vào ô tính H12;
– Chi mua gạo và đặt kết quả vào ô tính H13.
c) Thống kê dữ liệu theo nhu cầu của bản thân để giúp em phân tích, đánh giá tình hình thu, chi (Ví dụ, tính tổng thu nhập từ lương mềm, số tiền chi sửa xe ô tô, du lịch).
Trả lời:
Lưu ý: Đảm bảo điều chỉnh các tham chiếu ô và phạm vi dữ liệu cho phù hợp với cấu trúc của bảng tính thực tế.
a)
Trang tính “Khoản thu”
– Tạo thêm một cột “Khoản thu” kế bên “Số lần thu” và nhập công thức như sau:
– Kéo sao chép đến các ô còn lại để có tổng tiền các khoản thu khác:
– Làm tương tự với trang tính “Khoản chi”
b) Tính tổng số tiền: Tạo thêm trang tính thống kê gồm 2 cột: Tên khoản thu chi, số tiền.
– Để tính tổng thu từ các khoản thu trên 5 triệu đồng, nhập công thức “=SUMIF(Thu!B2:B10, “>5000000″, Thu!D2:D100)” vào ô H10 trên trang tính “Thống kê”.
– Để tính tổng thu từ Lương cứng, nhập công thức “=SUMIF(Thu!B2:B100, “Lương cứng”, Thu!D2:D100)” vào ô H11 trên trang tính “Thống kê”.
– Để tính tổng chi từ các lần chi trên 10 triệu đồng/lần, nhập công thức
“=SUMIF(Chi!B2:B100, “>10000000″, Chi!D2:D100)” vào ô H11 trên trang tính
“Thống kê”.
– Để tính tổng chi từ việc mua xăng, nhập công thức “=SUMIF(Chi!C2:C100, “Xăng”, Chi!D2:D100)” vào ô H12 trên trang tính “Thống kê”.
– Để tính tổng chi từ việc mua gạo, nhập công thức “=SUMIF(Chi!C2:C100, “Gạo”, Chi!D2:D100)” vào ô H13 trên trang tính “Thống kê”.
c) Thống kê dữ liệu theo nhu cầu của bản thân:
– Xác định các yêu cầu thống kê dữ liệu theo nhu cầu của em. Ví dụ, tính tổng thu nhập từ lương mềm, số tiền chi sửa xe ôtô, du lịch.
– Lập công thức tương ứng trên trang tính “Thống kê” để thực hiện các yêu cầu đó. Sử dụng các hàm SUMIF hoặc SUMIFS để tính tổng dữ liệu dựa trên các điều kiện.
Ví dụ: Để tính tổng thu nhập từ lương mềm, em có thể sử dụng công thức “=SUMIF(Thu!B2:B100, “Lương mềm”, Thu!D2:D100)” để tính tổng số tiền thu từ các khoản thu “Lương mềm”.
Vận dụng (trang 36)
Vận dụng trang 36 Tin học 9: Làm việc nhóm, mở bảng tính QuanLiTaiChinhCLB.xlsx và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Sử dụng hàm SUMIF để tính tổng số tiền theo từng khoản thu, tổng số tiền theo từng khoản chi.
b) Xác định các yêu cầu thống kê dữ liệu thu, chi của nhóm, lập công thức để thực hiện các yêu cầu thống kê dữ liệu do nhóm em đặt ra.
Trả lời:
a) Sử dụng hàm SUMIF để tính tổng số tiền theo từng khoản thu, tổng số tiền theo từng khoản chi:
– Mở bảng tính “QuanLiTaiChinhCLB.xlsx”.
– Tạo một trang tính mới trong bảng tính và đặt tên cho trang tính đó là “Thống kê”.
– Trên trang tính “Thống kê”, tạo các tiêu đề cột tương ứng với danh sách khoản thu và khoản chi của câu lạc bộ.
– Sử dụng hàm SUMIF để tính tổng số tiền theo từng khoản thu và theo từng khoản chi. Ví dụ: Nếu danh sách khoản thu của câu lạc bộ được ghi trong cột A trên trang tính “Thống kê”, và dữ liệu thu được ghi trong cột “Khoản thu” trên trang tính “Thu”, em có thể sử dụng công thức “=SUMIF(Thu!B2:B100, A2,Thu!D2:D$100)” để tính tổng số tiền thu theo từng khoản. Tương tự, em có thể sử dụng hàm SUMIF để tính tổng số tiền theo từng khoản chi.
b) Xác định các yêu cầu thống kê dữ liệu thu, chỉ của em; lập công thức để thực hiện các yêu cầu thống kê dữ liệu do em đặt ra:
– Trong nhóm, xác định các yêu cầu thống kê dữ liệu thu và chỉ mà em muốn thực hiện. Ví dụ, em có thể muốn tính tổng thu, tổng chi, số lần xuất hiện của từng khoản thu, số lần xuất hiện của từng khoản chi, v.v.
– Sau khi xác định yêu cầu, lập công thức tương ứng trên trang tính “Thống kê” để thực hiện các yêu cầu đó. Sử dụng các hàm tính toán như SUM, COUNTIF, AVERAGE để thực hiện các phép tính thống kê. Ví dụ, để tính tổng thu, em có thể sử dụng công thức “=SUM(Thu!D2:D100)” để tính tổng số tiền thu.
Lưu ý: Đảm bảo điều chỉnh các tham chiếu ô và phạm vi dữ liệu cho phù hợp với cấu trúc của bảng tính thực tế.
Xem thêm cái bài giải bài tập Tin học 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7A: Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF
Bài 8A: Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Bài 9A: Tổng hợp, đối chiếu thu, chi
Bài 10A: Thực hành trực quan hoá dữ liệu và đánh giá dự án
Bài 6B: Phần mềm làm video