Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Bạn có biết
Khởi động trang 117
Câu hỏi: Chia sẻ với bạn điều thú vị về một loài vật mà em biết.
Trả lời:
– Chia sẻ với bạn điều thú vị về một loài vật mà em biết.
+ Đó là con vẹt.
+ Con vẹt có thể bắt chước tiếng người và có khả năng lặp lại từ đó nếu như được dạy thường xuyên.
Khám phá và luyện tập trang 117, 118, 119, 120, 121
Đọc: Bạn có biết? trang 117, 118
1. Bài đọc
Cùng tìm hiểu:
Câu 1 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Chi tiết nào cho thấy chim ruồi rất nhỏ.
Trả lời:
– Chi tiết cho thấy chim ruồi rất nhỏ là:
+ Chim ruồi chỉ lớn bằng hạt lạc.
Câu 2 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Vì sao loài cá bơi nhanh nhất có tên là cá buồm?
Trả lời:
– Loài cá bơi nhanh nhất có tên là cá buồm
– Vì nó có cái vây xòe ra như một chiếc buồm.
Câu 3 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Nhờ đâu mà báo săn có thể chạy nhanh?
Trả lời:
– Nhờ cơ thể thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng mà báo săn có thể chạy nhanh.
Câu 4 trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Em thích con vật nào? Vì sao?
Trả lời:
– Em thích con báo nhất.
– Vì con báo chạy rất nhanh
Viết trang 118
2. Viết
a. Nghe – viết: Cây nhút nhát (từ Các cây cỏ xuýt xoa đến hết).
b. Chọn từ ngữ đúng chính tả: khóe mắt, khéo tay, vàng chóe, vàng heo.
c. Chọn từ ngữ hoặc vần thích hợp vào mỗi chỗ trống:
– Chữ ch hoặc tr.
Những …ưa đồng đầy nắng,
…âu nằm nhai bóng dâm
Tre bần thần nhớ gió
…ợt về đầy tiếng …im.
– Vần an hoặc vần ang và thêm dấu thanh nếu cần.
Bờ tre xào xạc gió
Đàn chim về ríu r…
Lá tre như thuyền n…
Trôi trên dòng sông nhỏ
Đêm, tre thầm thì kể
Chuyện xưa nơi xóm l….
Trả lời:
– Chữ ch hoặc tr.
Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng dâm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
– Vần an hoặc vần ang và thêm dấu thanh nếu cần.
Bờ tre xào xạc gió
Đàn chim về ríu ran
Lá tre như thuyền nan
Trôi trên dòng sông nhỏ
Đêm, tre thầm thì kể
Chuyện xưa nơi xóm làng.
Từ và câu trang 119
3. Xếp các từ sau vào 3 nhóm:
a. Chỉ sự vật
b. Chỉ hoạt động
c. Chỉ đặc điểm
Trả lời:
a. Chỉ sự vật: hải âu, thuyền buồm, ngọn núi.
b. Chỉ hoạt động: đưa đẩy, chao liệng, bơi lội
c. Chỉ đặc điểm: nho nhỏ, trắng nõn, xanh biếc, to lớn.
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Sắp xếp các từ sau thành câu theo những cách khác nhau: đàn, trên, rập rờn, mặt biển, hải âu, chao liệng.
b. Viết các câu em sắp xếp được.
Trả lời:
Sắp xếp các từ thành câu theo những cách khác nhau:
– Đàn hải âu rập rờn, chao liệng trên mặt biển.
– Trên mặt biển, đàn hải âu rập rờn, chao liệng.
Nghe – nói trang 120, 121
5. Nói và nghe
a. Đóng vai, nói và đáp lời không đồng ý trong trường hợp sau.
b. Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị phù hợp với tình huống trong tranh.
Trả lời:
a.
– Các cậu ơi, chúng mình sẽ mua bóng bay để thả Trong ngày Trái Đất nhé.
– Không được. Bóng bay lên trời gây nguy hiểm cho máy bay và rất ô nhiễm môi trường.
b.
– Bạn ơi, bạn không dược vứt rác bừa bãi nhé. Bạn nên phân loại và vứt rác đúng nơi quy định.
– Mình xin lỗi. Mình sẽ nhặt và vứt đúng vào thùng rác.
6. Nói, viết về tình cảm với một sự việc
a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
– Các bạn làm được những sản phẩm gì từ vỏ chai nhựa?
– Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của các bạn khi được làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa?
Trả lời:
b. Viết 4 – 5 câu về một giờ học mà em thích dựa vào gợi ý:
– Em thích giờ học nào?
– Em và các bạn được làm gì trong giờ học?
– Sau giờ học, em cảm thấy như thế nào?
Trả lời:
a.
– Các bạn làm được những sản phẩm từ vỏ chai nhựa như:
+ chậu hoa, mô hình xe ô tô, chim cánh cụt, con lợn.
– Từ ngữ thể hiện cảm xúc của các bạn khi được làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa là:
+ sôi nổi, vui
b. Viết 4 – 5 câu về một giờ học mà em thích dựa vào gợi ý:
Em thích giờ học tiếng Việt nhất. Em và các bạn được cô giảng bài, thỉnh thoảng chúng em còn được học tiết học thực tế rất vui. Sau mỗi giờ học, em thấy mình biết thêm nhiều điều bổ ích về thế giới xung quanh.
Vận dụng trang 121
1. Đọc một truyện về thiên nhiên
a. Chia sẻ về chuyện đã đọc
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em chia sẻ.
Trả lời:
Hồ nước và mây
– Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói:
– Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô?
– Tôi cần gì chị – Hồ nước lớn tiếng nói.
Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh.
Những ngày hè trời nắng chang chang. Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao. Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…”
Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm…Chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao song: “ Cảm ơn chị Mây!Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói:
– Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!.
Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.
2. Chơi trò chơi Đố vui về các loài chim:
Chim gì liệng tựa thoi đưa,
Báo mùa xuân đẹp, say sưa giữa trời?
(Là chim gì?)
Là chim mà chẳng biết bay,
Giỏi săn bắt cá, lội hay, bơi tài.
(Là chim gì?)
Trả lời:
Chim gì liệng tựa thoi đưa,
Báo mùa xuân đẹp, say sưa giữa trời?
Đáp án: Là chim én
Là chim mà chẳng biết bay,
Giỏi săn bắt cá, lội hay, bơi tài.
Đáp án: Là chim bói cá