Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Con lợn đất
Khởi động trang 53
Câu hỏi trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tiết kiệm theo gợi ý:
Trả lời::
Tiết kiệm điện |
Tiết kiệm nước |
Tiết kiệm tiền |
Tiết kiệm giấy |
– Em bật điện khi cần thiết – Luôn tắt điện khi ra khỏi phòng. |
– Em khóa vòi ngay sau khi sử dụng xong, – Vặn nước nhỏ vừa đủ để sử dụng. |
– Em lên kế hoạch chi tiêu hợp lí – Chỉ mua những thứ cần thiết, không tiêu tiền hoang phí |
– Em dùng giấy khi cần viết, vẽ, làm bài, … – Em không dùng giấy bừa bãi |
Khám phá và luyện tập trang 53, 54, 55, 56, 57
Đọc: Con lợn đất trang 53, 54
1. Bài đọc
Cùng tìm hiểu:
Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Chọn chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất.
Trả lời::
Câu 2, trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?
Trả lời::
– Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để bạn nhỏ nuôi.
Câu 3, trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Bạn nhỏ mong muốn điều gì khi mua lợn đất?
Trả lời::
– Bạn nhỏ mong muốn khi mua lợn đất: lợn đất giúp bạn nhỏ mua được những cuốn sách yêu thích.
Câu 4, trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Em có thích nuôi lợn đất không? Vì sao?
Trả lời::
– Em có thích nuôi lợn đất.
– Vì lợn đất trông rất đáng yêu và em có thể tiết kiệm tiền, để giành tiền để sau này khi cần có thể mua những đồ mình thích.
Viết trang 54
2. Viết
a) Nhìn-viết: Mẹ (6 dòng thơ cuối)
b) Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k:
+ Trong bài chính tả
+ Ngoài bài chính tả
Trả lời::
– Từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k:
+ Trong bài chính tả: có, chẳng, con
+ Ngoài bài chính tả: cua, kéo, kim, cộng, kìm, cánh.
c) Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ô trống:
Trả lời::
– quả lựu, trĩu cành, ríu rít
– chỉ dẫn, vẫy tay, dỗ dành
Từ và câu trang 54, 55
3. Tìm từ ngữ chỉ người trong gia đình theo mẫu:
Trả lời::
– Từ ngữ chỉ người trong gia đình: ông, bà, anh, em, chị, thím, cô, cậu, dì, chú, bác, anh trai, em trai, em gái, anh họ, chị họ,…
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ô trống
Trả lời:
a) Thứ tự điền: bố mẹ – chị em – ông bà
b) Ngắt đoạn văn sau thành 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi ông thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện rất thú vị chúng tôi rất yêu quý ông.
Trả lời:
Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ông thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện rất thú vị. Chúng tôi rất yêu quý ông.
Kể chuyện trang 56, 57
5. Kể chuyện
a) Nghe kể chuyện
b) Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh
– Tranh 1: Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát . Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
– Tranh 2: Một lần, trên đường đi, cô bé đang rất buồn bã và lo lắng cho mẹ thì có ông cụ hiện ra và nói:
– Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
– Tranh 3: Cô bé liền vào rừng vàkhó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có bốn cánh. Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa.
– Tranh 4: Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được. Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:
– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một cái lều nơi xóm vắng. Người chồng mất sớm, nên mẹ con làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Hằng ngày gà chưa gáy sáng bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến đêm khuya.
Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà bà mẹ vẫn chưa dậy. Cô bé thức giấc vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ, giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này? Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đấy chăm sóc mẹ. Mẹ cô thỉnh thoảng hé đôi mắt khô héo nhìn con.
Một buổi chiều khi ánh nắng chiếu qua khe liếp, bà mẹ chợt tỉnh lại.
– Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm.
Cô bé vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô bé đi một mình, cụ liền hỏi:
– Cháu đi đâu mà vội thế?
– Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu, mà bệnh ngày một nặng thêm.
Tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo em dẫn về nhà để xem bệnh giúp. Về đến nhà, xem mạch cho người ốm xong, cụ quay lại hỏi cô bé:
– Chỉ có cháu và mẹ cháu ở đây thôi ư?
– Thưa vâng!
– Từ hôm mẹ ốm, cháu chăm sóc thế nào?
– Thưa cụ, cháu chỉ biết quanh quẩn bên giường làm vui lòng mẹ cháu.
– Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chưa cho mẹ cháu khỏi. Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây.
Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi đã mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Co ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:
– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.
Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…”
Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:
– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp.
Đó chính là bông hoa cúc trắng.
6. Luyện tập đặt tên cho bức tranh
a) Nói về bức tranh hoặc ảnh chụp gia đình em theo gợi ý:
– Bức ảnh được chụp ở đâu?
– Trong bức ảnh có những ai?
– Nét mặt của mọi người như thế nào?
Em muốn đặt tên bức tranh hay bức ảnh là gì? Vì sao?
b) Viết tên bức tranh hay bức ảnh mà em vừa đặt.
Trả lời::
– Bức ảnh được chụp ở nhà em.
– Trong bức ảnh có bố, mẹ, chị gái và em.
– Nét mặt của mọi người đều vui tươi.
Em muốn đặt tên bức tranh hay bức ảnh là: Gia đình yêu thương của em.
Vì đây là bức ảnh có mặt những người thân yêu của em.
Vận dụng trang 57
1. Đọc một bài đọc về gia đình
a) Chia sẻ về bài đọc đó.
b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời::
a) Chia sẻ truyện:
Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cám ơn bác Voi.
Gấu con chọn quả lê to nhất mang đến cho ông nội. Ông nội rất vui, xoa đầu Gấu con và bảo:
– Gấu con thật ngoan, đáng yêu nhất nhà!
Gấu con mang quả lê to thứ nhì đưa cho mẹ. Mẹ cũng rất vui, ôm hôn Gấu con và bảo:
– Gấu con của mẹ thật ngoan, mẹ thương nhất nhà!
Gấu con lại chọn quả lê to thứ ba mang đến cho Gấu em. Gấu em thích quá, ôm lấy quả lê, cười khúc khích. Gấu con thấy Gấu em vui cũng vui theo.
Thế là hai anh em Gấu con vừa cười vừa lăn khắp nhà.
b) Viết vào Phiếu đọc sách:
– Tên truyện: Chú gấu con ngoan
– Nhân vật: Gấu con, bác Voi, Gấu ông, Gấu mẹ, Gấu em.
– Thông tin em thích:
Gấu con muốn dành những quà lê to để tặng ông nội, mẹ và em.
Từ đó rút ra bài học:
Người có tấm lòng thơm thảo sẽ luôn luôn được mọi người yêu quý.
2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí.
– Vẽ con lợn đất
– Nói với bạn về bức vẽ của em