Giải bài tập KHTN 9 Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch
Mở đầu trang 62 Khoa học tự nhiên 9: Năng lượng hóa thạch có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất điện. Năng lượng này có ưu và nhược điểm gì?
Lời giải:
Ưu điểm: có sẵn trong thiên nhiên; có thời gian khai thác nhanh, dễ vận chuyển, dễ sử dụng; tỏa nhiệt lượng lớn khi đốt; có thể dự trữ trong thời gian dài.
Nhược điểm: Thời gian hình thành lâu và không tái tạo; trữ lượng có hạn và đang dần cạn kiệt; việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu và hệ sinh thái.
Câu hỏi 1 trang 62 Khoa học tự nhiên 9: Kể tên các nguồn năng lượng mà em biết. Nêu rõ vai trò của Mặt Trời đối với mỗi nguồn năng lượng đó.
Lời giải:
Năng lượng nước: Mặt Trời làm nước bay hơi và ngưng tụ thành mây, mây bị gió thổi đến nơi khác và tạo thành mưa.
Năng lượng nhiệt: Mặt Trời truyền đến Trái Đất có năng lượng nhiệt, làm khô quần áo,…
Năng lượng điện: ánh sáng mặt trời chiếu xuống các pin mặt trời và sản sinh ra năng lượng điện….
Câu hỏi 2 trang 62 Khoa học tự nhiên 9: Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này.
Lời giải:
Chu trình nước: Nước của các đại dương được bốc hơi lên không khí. Gió sẽ mang hơi nước tới các lục địa và rơi xuống nước tạo ra các dạng kết tủa khác nhau (mưa, tuyết hoặc mưa đá). Sau đó, nước lại trở về biển thông qua các mạch nước ngầm và sông hồ và tiếp tục một chu trình nước mới.
Trong chu trình này, mặt trời có vai trò làm nước bay hơi khỏi biển và các dòng chảy khác.
Câu hỏi 3 trang 63 Khoa học tự nhiên 9: Mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này.
Lời giải:
Carbon có ở trong động vật, thực vật… Quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy thực vật, phân hủy xác hữu cơ,… tạo ra lượng lớn CO2 trong khí quyển. Phần carbon còn lại lắng xuống đất hoặc tạo thành lớp trầm tích dưới đáy biển tạo thành nhiên liệu hóa thạnh và các hóa thạch khác.
Câu hỏi 4 trang 64 Khoa học tự nhiên 9: Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng hiện nay nhiên liệu hóa thạch vẫn được sử dụng rộng rãi. Vì sao?
Lời giải:
Vì nhiên liệu hóa thạch có sẵn trong thiên nhiên, dễ khai thác, dễ vận chuyển, dễ sử dụng, có thể dự trữ trong thời gian dài, tỏa nhiệt lượng lớn khi đốt. Hiện nay có nhiều nhiên liệu khác thay thế nhưng nhiên liệu hóa thạch vẫn đang có nhiều ưu điểm và giá thành rẻ hơn.
Luyện tập trang 64 Khoa học tự nhiên 9: Việc sử dụng xăng dầu trong lĩnh vực giao thông vận tải có tác động như thế nào đến môi trường?
Lời giải:
Việc sử dụng xăng dầu trong lĩnh vực giao thông vận tải thải ra môi trường một lượng lớn khí nhà kính như carbon dioxide, methane,…, bụi mịn và nhiều kim loại nặng khác làm ô nhiễm môi trường, gia tăng khả năng xảy ra hiệu ứng nhà kính.
Câu hỏi 5 trang 64 Khoa học tự nhiên 9: Hãy cho biết ở công đoạn nào trong hệ thống cung ứng xăng dầu (Hình 14.4) tốn nhiều chi phí nhất?
Lời giải:
Công đoạn khai thác dầu thô tốn nhiều chi phí nhất trong hệ thống cung ứng xăng dầu.
Câu hỏi 6 trang 65 Khoa học tự nhiên 9: Phân tích các biểu đồ Hình 14.5, từ đó cho biết giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào.
Lời giải:
Giá xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khai thác dầu thô
Vận dụng trang 65 Khoa học tự nhiên 9: Tìm hiểu giá bán lẻ và các yếu tố xác định giá bán lẻ xăng dầu tại địa phương em.
Lời giải:
Giá bán lẻ các loại xăng dầu (tương đối):
– Xăng RON 95-V: 24,430 đồng
– Xăng RON 95- III: 23,920 đồng
– Xăng E5 RON 92-II: 22,750 đồng
– DO 0,001S-V: 21,760 đồng
– DO 0,05S-II: 20,770 đồng
– Dầu hỏa 2-K: 20,780 đồng
Các yếu tố xác định giá bán lẻ xăng dầu:
– Chi phí nhập xăng dầu
– Các loại thuế
– Chi phí khai thác dầu thô
– Chi phí phân phối, vận chuyển đến các cây xăng
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập chủ đề 4
Bài 14. Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch
Bài 15. Năng lượng tái tạo.
Ôn tập chủ đề 5
Bài 16. Tính chất chung của kim loại
Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại