Giải Khoa học lớp 5 Bài 13: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Giải Khoa học lớp 5 trang 61
Câu hỏi mở đầu trang 61 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên một số loại rau quả muối chua, sữa chua mà em biết.
Trả lời:
Một số loại rau quả muối chua mà em biết: Củ hành muối chua, dưa cải, dưa chuột bao tử muối chua…
Một số sữa chua mà em biết: sữa chua uống trái cây, sữa chua dẻo, sữa chua nếp cẩm,…
1. Vi khuẩn có ích trong chế biến sữa
Câu hỏi quan sát 1 trang 61 SGK Khoa học lớp 5: Trình bày các bước làm sữa chua ở hình 1.
Trả lời:
Các bước làm sữa chua ở hình 1:
Bước 1: Chuẩn bị bình, thìa, lọ, sữa chua, sữa tươi.
Bước 2: Cho sữa chua có sẵn và sữa tươi vào bình, khuấy đều và rót vào các lọ.
Bước 3: Ủ các lọ sữa ở nhiệt độ khoảng 30-45 độ để vi khuẩn có ích hoạt động và phát triển.
Bước 4: Kết quả: sau khoảng 8-12 giờ ủ thì tạo thành sữa chua.
Giải Khoa học lớp 5 trang 62
Câu hỏi quan sát 2 trang 62 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao khi làm sữa chua cần cho sữa chua vào sữa tươi?
Trả lời:
Cho thêm sữa chua làm men cái chứa các vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic.
Câu hỏi quan sát 3 trang 62 SGK Khoa học lớp 5: Khi làm sữa chua, vì sao cần có bước ủ ấm sữa?
Trả lời:
Ủ ấm giúp sinh vật có lợi phát triển để tạo thành sữa chua.
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 62 SGK Khoa học lớp 5: Nhờ vi khuẩn có ích, sữa có thể được chế biến thành sản phẩm nào khác sữa chua.
Trả lời:
Nhờ vi khuẩn có ích, sữa có thể được chế biến thành váng sữa, phô mai …
Luyện tập, vận dụng trang 62 SGK Khoa học lớp 5: Trong quá trình làm sữa chua, nếu cho sữa chua vào sữa tươi rồi mang đặt luôn vào tủ lạnh thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Trong quá trình làm sữa chua, nếu cho sữa chua vào sữa tươi rồi mang đặt luôn vào tủ lạnh thì kết quả thu được: sữa sẽ không lên men và không thành sữa chua được. Vì vi khuẩn có ích không thể lên men trong nhiệt độ lạnh được.
2. Vi khuẩn có ích trong chế biến một số rau quả
Thực hành, thí nghiệm trang 62 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn có ích trong chế biến một số rau quả.
Bước 1: Thu nhập thông tin về vai trò của vi khuẩn trong chế biến một số rau quả muối chua.
Bước 2: Trình bày thông tin mà em tìm hiểu được.
Trả lời:
Vai trò của vi khuẩn trong chế biến một số rau quả muối chua: giúp rau quả lên men một cách tự nhiên, bảo quản được thực phẩm.
Giải Khoa học lớp 5 trang 63
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 63 SGK Khoa học lớp 5: Trong quá trình muối chua rau quả, nếu để xảy ra một trong các trường hợp sau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?Vì sao?
– Không cho đủ muối.
– Cho thừa muối và đường.
Trả lời:
Trong quá trình muối chua rau quả, nếu để xảy ra:
– Không cho đủ muối: rau quả sẽ không đạt được đến độ chua nhất định từ đó sẽ rất dễ bị hỏng, để được ít thời gian.
– Cho thừa muối và đường: rau quả sẽ bị thừa muối và đường từ đó gây ra nhũn, ủng, quá chua không thể sử dụng được.
Luyện tập, vận dụng trang 63 SGK Khoa học lớp 5: Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy chọn một loại rau quả sẵn ở địa phương để trải nghiệm cách muối chua. Sau đó chia sẻ cùng các bạn.
Trả lời:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: Dưa cải, muối, đường, hành tím, hành lá, ớt và giấm.
Sơ chế nguyên liệu:
– Dưa cải tách từng bẹ, loại bỏ lá xấu, hư, đem phơi nắng 1 ngày cho dưa hơi héo lại.
Sau khi phơi xong đem cải vào rửa thật sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo nước.
– Hành tím bóc vỏ rửa sạch. Hành lá rửa sạch cắt khúc khoảng 5 cm.
Muối dưa:
– Hòa tan 60gr muối hạt + 20gr đường + 3 muỗng cà phê giấm ăn vào 1 lít nước (nước đun sôi để nguội đến khoảng 60 độ C).
– Xếp dưa vào hũ, đổ nước ấm đã pha muối đường vào, thêm vào hành tím, hành lá, vài trái ớt tươi.
– Dùng que tre lèn lên trên dưa để dưa ngập trong nước hoàn toàn.
– Đậy kín nắp, để dưa khoảng 2 – 3 ngày nơi thoáng mát.
– Khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là dưa đã chua, có thể lấy ra thưởng thức được rồi.
Thành phẩm:
Dưa cải muối vàng giòn, chua chua ngọt ngọt.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh ở người
Bài 13: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Ôn tập chủ đề Vi khuẩn
Bài 14: Nam và nữ
Bài 15: Sự sinh sản ở người
Bài 16: Quá trình phát triển của con người