Giải SBT Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 6 trang 101, 102
Bài 50 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 40.
Lời giải:
– Các điểm là E, K, F.
– Các đường thẳng là pq, EK, EF, KF.
– Các đoạn thẳng là EK, EF, KF.
Bài 51 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát Hình 41, hãy nêu:
a) Năm cặp đường thẳng cắt nhau.
b) Cặp đường thẳng song song.
Lời giải:
a) Năm cặp đường thẳng cắt nhau là AB và BI, AC và CK, AE và BI, AB và AI, AD và AI.
b) Cặp đường thẳng song song là BI và CK.
Bài 52 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho điểm M thuộc đường thẳng xy. Lấy hai điểm A, N thuộc tia Mx sao cho A nằm giữa hai điểm M, N.
a) Có tất cả bao nhiêu tia?
b) Có bao nhiêu cặp tia đối nhau, kể tên các cặp tia đối nhau đó?
Lời giải:
a) Có 6 tia, đó là các tia Ax, Ay, Mx, My, Nx, Ny (các tia trùng nhau tính là một tia, chằng hạn tia AM và tia Ay là hai tia trùng nhau).
b) Có 3 cặp tia đối nhau, đó là các cặp tia Ax và Ay; Mx và My; Nx và Ny.
Bài 53 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho 10 điểm, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm ta vẽ một đường thẳng. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng?
Lời giải:
Qua n điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng có đường thẳng.
Suy ra qua 10 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng có tất cả đường thẳng.
Vậy có tất cả 45 đường thẳng.
Bài 54 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho n đường thẳng, trong đó bất kì 2 đường thẳng nào cũng cắt nhau và không có 3 đường thẳng nào cùng đi qua một điểm. Biết rằng tổng số giao điểm của n đường thẳng đó cắt nhau tạo ra bằng 465. Tìm n.
Lời giải:
Cứ hai đường thẳng cắt nhau thì tạo thành 1 giao điểm.
Mỗi đường thẳng cắt (n – 1) đường thẳng còn lại thì tạo (n – 1) giao điểm.
Do đó n đường thẳng như vậy cắt nhau sẽ có n(n – 1) giao điểm.
Nhưng do mỗi giao điểm được tính hai lần nên số giao điểm thực tế mà n đường thẳng đó cắt nhau tạo ra là giao điểm.
Mà theo đề bài tổng số giao điểm của n đường thẳng đó cắt nhau tạo ra bằng 465 nên .
Hay n(n – 1) = 930 = 31 . 30
Suy ra n = 31.
Vậy n = 31.
Bài 55 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho đoạn thẳng AB, điểm O thuộc tia đối của tia AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA, OB. Chứng tỏ rằng:
a) OA < OB.
b) Độ dài đoạn thẳng MN không phụ thuộc vào vị trí của điểm O.
Lời giải:
a) Vì điểm O thuộc tia đối của tia AB nên điểm A nằm giữa O và B.
Suy ra OA + AB = OB.
Do đó OA < OB
Vậy OA < OB.
b) Vì M là trung điểm của OA nên .
Vì N là trung điểm của OB nên .
Mà OA < OB (theo câu a) Suy ra
Hay OM < ON.
Mà M, N đều nằm trên tia OB nên M nằm giữa O và N.
Do đó OM + MN = ON.
Suy ra MN = ON – OM
Hay .
Vậy độ dài đoạn thẳng MN không phụ thuộc vào ví trí điểm O.
Bài 56 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Đo các góc xOz, xOy, tOy, xOx’ ở Hình 42. Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong các góc đó.
Lời giải:
Dùng thước đo góc ta xác định được:
• , mà 90° < 115° < 180° nên là góc tù;
• , mà 0° < 42° < 90° nên là góc nhọn;
• >, nên là góc vuông;
• , nên là góc bẹt.
Vậy góc xOy là góc tù, góc xOz là góc nhọn, góc tOy là góc vuông, góc xOx’ là góc bẹt.
Bài 57 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho tia Ax. Có thể vẽ được bao nhiêu tia Ay sao cho góc xAy bằng 50°?
Lời giải:
Có thể vẽ được 2 tia Ay và Ay’ sao cho như hình vẽ dưới đây:
Bài 58 trang 101 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ đoạn thẳng AB.
a) Vẽ một góc có số đo 55° với đỉnh là A và có một cạnh là tia AB.
b) Vẽ một góc có số đo 35° với đỉnh là B và có một cạnh là tia BA.
Lời giải:
a) Góc xAB có số đo 55° (hình vẽ).
b) Góc ABy có số đo 35° (hình vẽ).
Bài 59 trang 102 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát Hình 43, đọc tên các điểm:
a) Nằm trong góc uAv;
b) Nằm ngoài góc uAv.
Lời giải:
a) Các điểm nằm trong góc uAv là M, I, K.
b) Các điểm nằm ngoài góc uAv là P, N.
Bài 60 trang 102 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Đọc tên các góc ở Hình 44 và viết các góc theo thứ tự tăng dần.
Lời giải:
Gọi tên các góc ở Hình 44 là:
Ta thấy:
• ;
• ;
•
Do đó .
Các góc sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
Bài 61 trang 102 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Quả bóng đá chúng ta thường nhìn thấy ngày nay được ghép từ 32 mảnh da hình lục giác đều màu trắng và hình ngũ giác đều màu đen do kiến trúc sư Ri-chát Bấc-min-sơ Phu-lờ (Richard Buckminser Fuller) thiết kế vào thập niên 1960. Quả bóng được sử dụng lần đầu tiên tại vòng chung kết World Cup năm 1970 tại Mê-xi-cô (Mexico). Người ta sử dụng xen kẽ màu trắng, đen để người xem dễ dàng nhìn thấy bóng hơn. Điều quan trọng, việc sử dụng các mảnh ghép hình lục giác và ngũ giác sẽ làm chi quả bóng đi với quỹ đạo chính xác hơn.
Dùng thước đo góc để do các góc tại đỉnh của mảnh bóng hình lục giác đều màu trắng ở Hình 45 và mảnh bóng hình ngũ giác đều màu đen ở Hình 46.
Lời giải:
Dùng thước đo góc ta xác định được:
+ Các góc tại đỉnh của mảnh bóng hình lục giác màu trắng đều bằng 120°;
+ Các góc tại đỉnh của mảnh bóng hình ngũ giác màu đen đều bằng 108°.
====== ****&**** =====