Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 5: Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Sau bài học, HS cần:
– Trình bày được tiềm năng về tự nhiên, dân cư, xã hội để phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
– Biết được một số vấn đề về vai trò của dầu mỏ, các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.
– Sử dụng bản đồ thế giới, tự nhiên thế giới để xác định được vị trí và các điều kiện tự nhiên của Trung Á, Tây Nam Á
– Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế-xã hội Mĩ La Tinh.
– Chia sẻ những khó khăn mà Trung Á, Tây Nam đã và đang trải qua
– Năng lực chung:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
– Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học địa lí (Bản đồ, Lược đồ, bảng số liệu)
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
- Đàm thọai gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Bản đồ các nước trên thế giới, bản đồ tự nhiên Châu Phi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
– Cho Hs xem Clip “Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình”,trả lời các câu hỏi sau
+ Vấn đề nào đang diễn ra qua phần trình bày?
+ Vấn đề đó đang diễn ra ở đâu? Quốc gia nào? Khu vực nào?
+ Nguyên nhân do đâu mà vấn đề đó diễn ra?
– B2: HS trả lời.
– B 3: GV cung cấp một số thông tin và tranh ảnh về các kì quan cổ đại, tóm lược về Tây Nam Á và Trung Á, nêu lên giá trị đặc biệt của khu vực rồi dẫn dắt vào bài.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
- Hình thức: cặp.
- Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nhóm nhỏ.
- Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV Chia lớp thành 2 dãy Dãy 1: Tìm hiểu về đặc điểm khu vực Tây Nam Á Dãy 2: Tìm hiểu về đặc điểm của khu vực Trung Á Hoạt động theo cặp, hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút (phụ lục 1) Bước 2: – Đại diện HS trả lời, Hs khác bổ sung Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức. Mở rộng: Nêu các điểm giống nhau của 2 khu vực – Vị trí địa lí chiến lược quan trọng – Giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí – Phần lớn dân cư theo đạo Hồi |
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (Phụ lục 2) |
- Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
- Hình thức: Hoạt động cá nhân
- Phương pháp: Gợi mở, thuyết trình.
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV yêu cầu đọc sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các vấn đề nổi bật ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á – Đọc SGK, quan sát hình 5.8, 5.9 và hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau: + Trữ lượng dầu của TNA, TA so với thế giới + Quốc gia nào trong khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất + Nhận xét sản lượng dầu thô khai thác và tiêu thụ trên thế giới + Vai trò và ảnh hưởng của “ rốn dầu” đối với thế giới + Nêu các ví dụ về xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố ở Tây Nam Á, Trung Á + Nguyên nhân gây ra các cuộc khủng bố đó là gì? Hậu quả như thế nào và hướng giải quyết? Bước 2: Đại diện HS lên trả lời Bước 3: GV giúp HS chuẩn kiến thức. |
1. Vai trò của dầu mỏ – Trữ lượng lớn (50% trữ lượng dầu mỏ TG) – Vai trò: nguồn cung cấp dầu mỏ chính TG ( Bắc Mĩ, Châu Âu, Đông Á) – Ảnh hưởng: + Trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều cường quốc + Là nguyên nhân gây mất ổn định khu vực. 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố a. Hiện trạng – Tranh chấp, xung đột, khủng bố: Ixraen – Palextin, Iran- Irac, Irac-cooet, IS b. Nguyên nhân: – Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống. – Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. – Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi. c. Hậu quả: – Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, tới khu vực khác. – Đời sống nhân dân bị đe dọa, nghèo đói, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển. – Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới. d. Giải pháp – Ổn định về chính trị, độc lập về kinh tế, hạn chế sự can thiệp của nước ngoài |
Chọn phương án đúng
Câu 1. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á
Câu 3. Nguyên nhân không gây nên các cuộc khủng bố, chiến tranh ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á là do:
Đọc trước bài mới: ôn tập
Phụ lục 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Quan sát nội dung trong sách giáo khoa kết hợp hiểu biết bản thân, thảo luận theo cặp trong vòng 5 phút hoàn thành nội dung bảng sau:
Bảng1: Đặc điểm khu vực Tây Nam Á, Trung Á
Tiêu chí |
Tây Nam Á |
Trung Á |
Khái quát chung + Diện tích + Dân số + Quốc gia |
|
|
Vị trí địa lí |
|
|
Đặc điểm tự nhiên
|
|
|
Đặc điểm dân cư, xã hội |
|
|
Phụ lục 2: Thông tin phản hồi
Bảng: Đặc điểm chung khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Tiêu chí |
Tây Nam Á |
Trung Á |
Khái quát chung + Diện tích + Dân số + Quốc gia |
7 triệu km2 323 triệu người 20 |
5,6 triệu km2 61,2 triệu người (2005) 6 |
Vị trí địa lí |
Tây Nam Châu Á => Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy – ê, có vị trí địa lí chính trị rất quan trọng |
Trung tâm lục địa Á- Âu => Có vị trí chiến lược quan trọng: tiếp giáp với các cường quốc lớn |
Đặc điểm tự nhiên |
– Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên, và hoang mạc – tập trung nhiều dầu mỏ. (50% trữ lượng dầu mỏ của TG) |
– Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc – Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn |
Đặc điểm dân cư, xã hội |
– Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. – Phần lớn dân cư theo đạo Hồi |
– Đa dân tộc, MDDS thấp – Là nơi có con đường tơ lụa đi qua – Phần lớn dân cư theo đạo Hồi |
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Xem thêm