Giải bài tập Địa Lí 11 Bài 7 Tiết 4: Cộng hòa liên bang Đức
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 57 SGK Địa lí 11: Đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức.
Trả lời:
Ý nghĩa vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của CHLB Đức:
* Vị trí địa lí:
Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước, Biển Băc, Biển Ban-tích, vị trí địa lí có nhiều thuận lợi:
– Hoạt động giao lưu phát triển kinh tế – xã hội với các nước khác ở châu Âu dễ dàng, thuận lợi.
– CHLB Đức là cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc Âu và Nam Âu, giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU.
* Điều kiện tự nhiên:
– Thuộc khí hậu ôn đới, thời tiết không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
– Cảnh quan thiên nhiên đa dạng từ bắc xuống nam, là tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng của đất nước này.
– Khoáng sản: nghèo, chủ yếu có than nâu, than đá và muối mỏ nên Đức phải nhập khẩu khoáng sản để phát triển công nghiệp.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 57 SGK Địa lí 11: Hãy nêu một số nét nổi bật trong dân cư-xã hội của CHLB Đức.
Trả lời:
Dân cư-xã hội của CHLB Đức:
– Quy mô dấn số là: 82,5 triệu người.
– Cơ cấu dân số già.
– Tỉ suất sinh thấp nhất châu Âu, dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
⟹ Chính phủ khuyến khích sinh đẻ và dành nhiều ưu tiên.
– Đời sống nhân dân có mức sống cao.
– Giáo dục đào tạo được chú trọng.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 58 SGK Địa lí 11: Dựa vào các bảng 7.3, 7.4 hãy chứng minh CHLB ĐỨc là một trong những cường quốc kinh tế hiện nay?
Trả lời:
CHLB Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
– GDP đứng thứ 3 trong các cường quốc kinh tế thế giới (năm 2004 là 2714,4 tỉ USD), sau Hoa Kì và Nhật Bản.
– Năm 2004: giá trị xuất khẩu đứng đầu thế giới (911,6 tỉ USD); giá trị nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (718 tỉ USD).
Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 59 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 7.12, hãy xác định các trung tâm công nghiệp: Cô-lô-nhơ, Phran-Phuốc, Muy-ních, Xtút-gát, Béc-lin và các ngành công nghiệp của những trung tâm đó.
Trả lời:
– Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.
– Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
– Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may.
– Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.
– Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 59 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 7.14, hãy nêu sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi của CHLB Đức.
Trả lời:
– Lúa mì: phân bố trên khắp lãnh thổ từ bắc xuống nam.
– Khoai tây: phân bố chủ yếu ở phía bắc lãnh thổ.
– Củ cải đường: phân bố rộng khắp lãnh thổ, đặc biệt vùng trung tâm.
– Gà: phân bố khu vực rìa phía tây và đông bắc lãnh thổ.
– Lợn: phân bố rộng khắp lãnh thổ.
– Bò: phân bố rông khắp lãnh thổ, đặc biệt ở khu vực phía tây và phía nam
Câu hỏi và bài tập (trang 60 SGK Địa Lí lớp 11)
Câu 1 trang 60 SGK Địa lí 11: Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới?
Trả lời:
CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới:
– GDP đứng thứ 3 trong các cường quốc kinh tế thế giới (năm 2004 là 2714,4 tỉ USD), sau Hoa Kì và Nhật Bản.
– Tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.
– Năm 2004: giá trị xuất khẩu đứng đầu thế giới (911,6 tỉ USD); giá trị nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới (718 tỉ USD).
– Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử – viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.
Câu 2 trang 60 SGK Địa lí 11: Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp-nông nghiệp phát triển cao.
Trả lời:
CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp-nông nghiệp phát triển cao.
* Công nghiệp:
– Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử – viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.
– Năng suất lao động luôn cao.
– Công nghiệp áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
– Chất lượng sản phẩm cao.
– Mật độ các trung tâm công nghiệp lớn và phân bố rộng khắp lãnh thổ, chủ yếu là các TTCN có quy mô lớn và rất lớn.
– Các TTCN tiêu biểu là: Cô-lô-nhơ, Phran-Phuốc, Muy-ních, Xtút-gát, Béc-lin…
* Nông nghiệp:
– Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa.
– Nông nghiệp được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, hợp lí hóa sản xuất.
– Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất (phân bón, giống tốt, kĩ thuật canh tác…).
-> năng suất nông nghiệp tăng mạnh.
– Các nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, thịt (bò, lợn) và sữa.
Lý thuyết Bài 7 Tiết 4: Cộng hòa liên bang Đức
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
– Nằm ở trung tâm Châu Âu, tiếp giáp 9 nước, giáp biển Bắc và biển Ban – tích.
– Khí hậu: ôn đới, cảnh quan thay đổi từ Bắc – Nam.
– Tài nguyên: khoáng sản nghèo nàn, chủ yếu là than nâu, than đá, muối mỏ.
→ Thuận lợi:
+ Thuận lợi trong việc thông thương với các nước châu Âu.
+ Là cầu nối quan trọng giũa Đông Âu và Tây Âu, giữa Nam Âu và Bắc Âu.
+ Nhiều cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch.
– Khó khăn: Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
II. Dân cư và xã hội
– Là một nhà nước liên bang ( gồm 16 bang).
– Mức sống cao.
– Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh rất thấp → chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích tăng việc sinh con.
– Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
– Giáo dục, đào tạo được chú trọng đầu tư.
III. Kinh tế
1. Khái quát.
– Là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
– Đang biến đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức.
– Tỉ trọng các khu vực trong GDP (2004) là: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.
Bảng 7.3 GDP của các cường quốc trên thế giới (Đơn vị : tỉ USD)
Nước |
1995 |
2004 |
Hoa Kì |
6954,8 (1) |
11667,5 (1) |
Nhật Bản |
5217,6 (2) |
4623,4 (2) |
CHLB Đức |
2417,7 (3) |
2714,4 (3) |
Anh |
1102,7 (5) |
2140,9 (4) |
Pháp |
1536,5 (4) |
2002,6 (5) |
Bảng 7.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các cường quốc thương mại quốc tế năm 2004.
Đơn vị : tỉ USD
Nước |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
Hoa Kì |
818,5 (2) |
1525,7 (1) |
CHLB Đức |
911,6 (1) |
718,0 (2) |
Trung Quốc |
593,4 (3) |
560,7 (3) |
Nhật Bản |
565,7 (4) |
454,5 (4) |
Pháp |
423,8 (4) |
442,0 (5) |
2. Công nghiệp
– Nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao: chế tạo máy, điện tử – viễn thông, hoá chất…
– Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm cao.
– Người lao động luôn tìm tòi, sáng tạo.
3. Nông nghiệp
– Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, hợp lí hoá sản xuất, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.
– Nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt, sữa.