Câu hỏi:
Cho định lí: “Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau” được minh hoạ bởi hình vẽ sau:
Giả thiết của định lí trên là
A. Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\); Oy’ là tia phân giác của \(\widehat {zOx’}\);
B. Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\); Oy’ là tia phân giác của \(\widehat {zOx’}\); \(\widehat {xOz}\) và \(\widehat {zOx’}\) là hai góc kề bù;
Đáp án chính xác
C. Oy vuông góc với Oy’;
D. Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\); Oy’ là tia phân giác của \(\widehat {zOx’}\); Oy vuông góc với Oy’.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Giả thiết: Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\); Oy’ là tia phân giác của \(\widehat {zOx’}\); \(\widehat {xOz}\) và \(\widehat {zOx’}\) là hai góc kề bù.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định “Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau” có phải là một định lý không? Vì sao?
Câu hỏi:
Khẳng định “Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau” có phải là một định lý không? Vì sao?
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
– Khẳng định trên là một định lí vì:
+ Khẳng định trên chính là tính chất của hai góc đối đỉnh: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.
+ Khẳng định được phát biểu dưới dạng: Nếu…thì…====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định giả thiết, kết luận của định lý “Nếu hai góc kề bù thì hai góc đó có tổng bằng 180°”.
Câu hỏi:
Xác định giả thiết, kết luận của định lý “Nếu hai góc kề bù thì hai góc đó có tổng bằng 180°”.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
– Giả thiết là: hai góc kề bù;
– Kết luận là: hai góc đó có tổng bằng 180°.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các câu sau, câu nào cho ta một định lí?
Câu hỏi:
Trong các câu sau, câu nào cho ta một định lí?
A. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau;
Đáp án chính xác
B. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba và chúng song song với nhau;
C. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba hoặc chúng song song với nhau;
D. Nếu hai đường thẳng phân biệt thì cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba và chúng song song với nhau.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
– Câu A: “Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau” là khẳng định được suy ra từ khẳng định đúng đã biết là: “Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng cắt một đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì chúng song song với nhau”.
Thật vậy:
Giả sử hai đường thẳng a, b phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng c như hình vẽ:
Ta có a \( \bot \) c; b \( \bot \) c
Suy ra a // b.
Vậy câu A là một định lí.
– Câu B, C không đầy đủ hai phần giả thiết (là những điều cho biết trước) và kết luận (những điều cần suy ra).
– Câu D là một khẳng định sai.
Do đó các câu B, C, D không là các định lí.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”. Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí trên.
Câu hỏi:
Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”. Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí trên.
A. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng”; Kết luận: “song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”;
B. Giả thiết: “một đường thẳng”; Kết luận: “cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”;
C. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song”; Kết luận: “hai góc đồng vị bằng nhau”;
Đáp án chính xác
D. Giả thiết: “một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị”; Kết luận: “bằng nhau”.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Xét định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau” ta có:
– Phần giữa từ “Nếu” và từ “thì” là: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
– Phần sau từ “thì” là: hai góc đồng vị bằng nhau.
Vậy giả thiết là: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song;
Kết luận là: hai góc đồng vị bằng nhau.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các câu sau, câu nào không phải là một định lí?
Câu hỏi:
Trong các câu sau, câu nào không phải là một định lí?
A. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh;
Đáp án chính xác
B. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau;
C. Nếu hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau thì kề bù với nhau;
D. Nếu hai góc có tổng số đo bằng 180° thì bù nhau.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Câu A là khẳng định sai vì hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh.
Ví dụ:
Do đó câu A không phải là một định lí.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====